HR 4.0 – Cơ hội hay thách thức đối với doanh nghiệp hiện nay

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, HR 4.0 đã và đang tạo ra những tác động sâu sắc đến hoạt động quản lý nhân sự của các doanh nghiệp. Liệu đây có phải là một cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động hay lại là một thách thức đòi hỏi sự thích ứng nhanh chóng? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết nhé.

HR 4.0 là gì? Có gì khác biệt với HR truyền thống?

HR 4.0 là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự chuyển đổi của bộ phận nhân sự trong kỷ nguyên số. Nó gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nơi mà công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), tự động hóa và Internet of Things (IoT) được tích hợp vào mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả quản lý nhân sự.

Sự thay đổi của HR 4.0 có thể kế tới như:

  • Tự động hóa các quy trình: Nhiều công việc thủ công, lặp đi lặp lại trong nhân sự như quản lý hồ sơ, tính lương, chấm công giờ giấc... sẽ được tự động hóa, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu lỗi.
  • Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định: Dữ liệu lớn được thu thập và phân tích để đưa ra các quyết định tuyển dụng, đánh giá hiệu suất, lên kế hoạch đào tạo chính xác và hiệu quả hơn.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm nhân viên: Mỗi nhân viên sẽ được đối xử một cách riêng biệt dựa trên dữ liệu về sở thích, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của họ.
  • Tăng cường trải nghiệm ứng viên: Quy trình tuyển dụng trở nên nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp hơn nhờ các công cụ trực tuyến và AI.
  • Phát triển văn hóa doanh nghiệp số: HR 4.0 giúp xây dựng một môi trường làm việc linh hoạt, kết nối và khuyến khích sự sáng tạo.

Nếu so sánh với HR truyền thống, HR 4.0 sẽ có điểm khác biệt. Rõ ràng nhất đó là tần suất được tiếp cận các công nghệ trợ lý ảo sẽ nhiều hơn so với HR truyền thống. Các “đầu việc” thông thường của một HR như quản lý hiệu suất, tìm kiếm ứng viên hay xử lý các văn bản hành chính sẽ được xử lý một cách nhanh chóng hơn và giảm bớt áp lực. Hơn nữa, những phần mềm tuyển dụng, ứng dụng khảo sát mức độ hài lòng (E-NPS), công cụ hỗ trợ truyền thông nội bộ, hệ thống quản lý chung… đang ngày càng được phát hành nhiều trong các doanh nghiệp và giúp họ dễ dàng nâng cao hiệu suất làm việc.

Những thách thức với Quản trị nhân sự 4.0

1. Sự thích ứng công nghệ

Không thể phủ nhận những lợi ích của các ứng dụng công nghệ 4.0 mang lại. Tuy nhiên, để thích ứng được các công nghệ hiện đại, HR phải luôn cập nhật những thông tin, kiến thức mới.

Mặt khác, trong tương lai có thể các doanh nghiệp sẽ hướng đến việc “chạy đua công nghệ”. Vì vậy, việc chỉ biết sử dụng công nghệ thôi là chưa đủ, bộ phận nhân sự cần không ngừng cập nhật những kiến thức mới, sự tiến bộ của công nghệ,... Nếu không, HR sẽ có nguy cơ tụt hậu so với với các đối thủ cạnh tranh của họ.

2. Pháp lý và các quy định

Trong tương lai, các bộ luật dành cho người làm nhân sự sẽ có những biến động khi công nghệ ngày càng phổ biến trong công việc. Do đó, những người làm nhân sự cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về pháp lý, quy định cách sử dụng các ứng dụng AI vào trong công việc. Và đây cũng là thách thức của HR 4.0 khi phải liên tục cập nhật những biến động của công nghệ và luật pháp để có thể làm việc hiệu quả.

3. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp:

Không phải tất cả nhân viên đều sẵn sàng đón nhận những thay đổi mới, đặc biệt là những người lớn tuổi hoặc không quen với công nghệ. Các nhà quản lý cần thay đổi tư duy từ quản lý truyền thống sang quản lý dựa trên dữ liệu và công nghệ.

Lời kết

HR 4.0 không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số. Việc nắm bắt và tận dụng những cơ hội mà HR 4.0 mang lại sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng một lực lượng lao động năng động, sáng tạo và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *