Không chỉ mức lương, chính sách đãi ngộ cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Hệ thống Total Rewards được nhắc tới thường xuyên khi nói về đãi ngộ. Vậy Total Rewards là gì và có gì khác so với C&B không? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết nhé!
1. Khái niệm Total Rewards (TR)
Về định nghĩa, “Total Rewards (TR) là tổng hợp toàn bộ các chế độ lương thưởng, phần thưởng, sự công nhận hiệu suất, cơ hội thăng tiến, tính linh hoạt nơi làm việc, … mà doanh nghiệp mang tới cho người lao động phụ thuộc đặc thù văn hóa và tình hình sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp”.
Hệ thống Total Rewards được hiểu là việc doanh nghiệp sẽ phải định hình lại các chế độ, chính sách, các quy định nhân sự hiện hành để bổ sung, hoàn thiện các khía cạnh còn thiếu hay còn yếu. Đồng thời, xem xét và đánh giá mối quan hệ tương quan tác động qua lại giữa các khía cạnh để đảm bảo chúng bổ trợ, gia tăng giá trị cho nhau. 2 mục tiêu chính là:
- Phát triển bền vững trong doanh nghiệp.
- Phát triển và giữ chân những nhân sự tài năng và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
2. Khám phá cấu trúc của hệ thống Total Rewards
Hệ thống Total Rewards khi đã được xây dựng hoàn chỉnh sẽ được hoàn thiện và triển khai qua 5 khía cạnh:
2.1 Hệ thống lương
Trong đó, hệ thống lương thưởng bao gồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiền phụ cấp. Nhân viên dù ở vị trí hay vai trò nào thì đều có những mục tiêu và kỳ vọng cụ thể về mức thu nhập mong muốn. Do đó, hệ thống lương đóng vai trò quan trọng trong Total Rewards.
Qua việc xây dựng hệ thống Total Rewards giúp doanh nghiệp tạo nên một hệ thống lương thưởng cụ thể, minh bạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết và cơ bản của nhân viên.
2.2 Chính sách và quyền lợi
Chính sách và quyền lợi hiểu chung là phúc lợi cơ bản mà doanh nghiệp dành cho nhân viên. Đây là một trong những nhân tố then chốt để giữ nhân viên và tạo ra sự gắn kết đối với doanh nghiệp. Đồng thời, xóa bỏ khoảng cách và gia tăng cam kết giữa đồng nghiệp với nhau, giữa nhân viên và sếp.
Doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ cho nhân viên các điều kiện và lợi ích cơ bản. Phúc lợi nhân viên sẽ bao gồm các khoản như bảo hiểm về sức khỏe phòng cho các trường hợp rủi ro, các hoạt động team building, chế độ nhân thọ, … Bên cạnh đó, tùy thuộc doanh nghiệp mà có thể thêm các chế độ phúc lợi khác như phụ cấp ăn trưa, sinh nhật, tea-break, …
2.3 Cân bằng công việc và cuộc sống
Đây là chính sách hỗ trợ cần thiết của doanh nghiệp để đảm bảo người lao động có thể làm việc hiệu quả và năng suất. Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp doanh nghiệp linh động trong việc quản lý nhân viên. Những doanh nghiệp yêu cầu sự sáng tạo khi có chính sách này cũng tạo ra môi trường làm việc thoải mái để nhân viên phát huy tài năng.
2.4 Công nhận hiệu quả công việc
Công nhận hiệu quả làm việc là điều cần thiết để khích lệ nhân viên. Có thể theo tháng, quý hay năm dưới dạng thưởng, tuyên dương nhân viên xuất sắc và chính sách khuyến khích nhân viên/bộ phận nếu vượt qua chỉ tiêu đã đề ra.
Thông qua sự công nhận đó, doanh nghiệp có thể nhận ra nhân viên có năng lực và giao cho họ công việc phù hợp. Họ có thể tìm ra những người có tài lãnh đạo, chỉ huy để tiến cử vào vị trí quan trọng tại doanh nghiệp. Hơn thế, nhờ công nhận hiệu quả làm việc sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh trong công việc giữa cá nhân, phòng ban tăng năng suất.
2.5 Phát triển nghề nghiệp trong tương lai
Cơ hội và tiềm năng phát triển nghề nghiệp là khía cạnh cuối cùng được quan tâm. Đây là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp chú trọng và dành ngân sách đầu tư. Doanh nghiệp tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên để họ thoải mái phát huy năng lực bản thân.
Sự thăng tiến trong công việc là mong muốn của hầu như mọi nhân viên khi đi làm. Công ty có nhiều cơ hội thăng tiến sẽ thu hút người tài gắn bó và cống hiến hơn.
Tất cả những yếu tố trên là điều kiện then chốt để xác định nhân viên đó có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Đồng thời giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng văn hóa, tạo môi trường phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Qua đó, khẳng định vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
3. Total Rewards có gì khác C&B?
Thực tế, nhân sự C&B thường có thể đảm nhận cả công việc áp dụng hệ thống Total Rewards. Do đó, nhiều người nghĩ rằng Total Rewards và C&B là một. Tuy nhiên, sẽ có sự khác nhau nhất định, cùng xem bảng so sánh dưới đây nhé!
Lời kết,
Qua bài viết, Blognhansu cùng bạn giải thích rõ hơn về Total Rewards là gì và cấu trúc của hệ thống này. Cũng như, so sánh Total Rewards và C&B để áp dụng trong tổ chức ngày càng phát triển.