[Góc dịch chuyên môn Nhân sự] Hôm nay tôi đọc được một bài viết khá thú vị. Tuy nhiên bài có sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh và sẽ có một chút khó hiểu với những ai chưa va vấp. Nên tôi có dịch lại một chút để bạn cùng hiểu. Vui lòng xem lời bình ở cuối:
***
JOB BANDS LÀ GÌ?
Nếu bạn làm việc nhiều trong mảng Total Rewards, thì sẽ không còn xa lạ gì với Salary bands hay Job bands. Nhưng nếu bạn làm ở mảng khác, thì cũng không cần phải cau mày đâu, nó không phải là thứ gì cao siêu lắm. Salary bands hay Job bands được dùng nhiều, là do phương pháp IPE - International Position Evaluation của Mercer quá nổi tiếng và được áp dụng nhiều trên thế giới.
Bản chất Salary bands chính là Salary ranges - dải lương hay Job bands chính là Job levels - cấp bậc công việc.
Chỉ có điều khác biệt, Salary bands hay Job bands được phân chia dựa trên Position class (PC) - hạng vị trí công việc (kết quả của Job Evaluation - nếu bạn chưa rõ thì vào website để tìm đọc thêm).
Các vị trí, dựa vào tổng điểm đánh giá, sẽ được xếp vào các PC khác nhau. Và tương tự, một nhóm bao gồm các PC liền kề sẽ được xếp vào một Band.
Tương ứng với mỗi Bands sẽ có một dải lương đi kèm, gồm có mức min, mid (midpoint) và max.
Ví dụ; Vị trí A sau khi đánh giá được xếp vào PC50 và từ PC50-PC60 sẽ được xếp vào Band 4 chẳng hạn.
Nhiều công ty sẽ không có level như Level 1, Level 2,... mà lấy chính Band 1, Band 2,... làm level. Cách này rất khoa học, rõ ràng và tối ưu. Ở VN, có thể kể đến Techcombank.
Việc chia bao nhiêu Bands phụ thuộc vào mức độ phân tán của PC hay nói cách khác là do đặc thù các vị trí của tổ chức, cũng như Compensation strategy của tổ chức đó.
Nguồn: Hocnhansu
Bài viết dưới đây dùng một số từ Tây cho sang mồm. Chứ tiếng Việt nó thế này:
Job band: Ngạch công việc. Ngạch là một nhóm vị trí có cùng tính chất. Ngạch lương là nhóm vị trí có mức lương giống nhau. Ngạch thường dùng cho các công ty có số lượng vị trí nhiều.
Salary range: Dải lương. Mỗi một vị trí hay ngạch lương sẽ có dải lương. Dải lương sẽ kéo dài từ điểm thấp nhất (min) tới cao nhất (max).
Job level: Cấp bậc công việc. Hay trong bài này là bậc lương. Như ở trên, mỗi vị trí hay ngạch lương sẽ có dải lương. Có công ty sẽ dừng lại ở dải lương và trả lương dựa vào đàm phán miễn sao lương trong dải là được. Nhưng cũng có công ty cắt dải lương thành từng điểm. Mỗi điểm đc gọi là một bậc. Sau đó công ty đàm phán với nhân viên theo bậc. Ngoài ra cũng có công ty thay vì cắt dải lương ra từng điểm thì cắt ra thành từng đoạn theo bậc.
Band 1, band 2: Ngạch 1 - ngạch nhân viên, ngạch 2 - ngạch chuyên gia. Nhìn lên trên, có một số trường hợp, công ty lỡ cắt dải lương thài nhiều đoạn quá. Tức là có nhiều bậc lương. Ví dụ như 10 bậc. Do dài nên họ nhóm các vị trí có mức lương từ bậc 1 - 5, không phải quản lý thành nhóm nhân viên - ngạch nhân viên (hay ngạch 1 / band 1). Nhóm vị trí có bậc lương từ 5 - 10, không là quản lý thành nhóm chuyên gia - ngạch chuyên gia (hay ngạch 2 / band 2). Bản chất ngạch 1, ngạch 2 chính là bậc lương. Và bậc này có dải lương. Dải lương lại được cắt thành 5 điểm.
Đấy! Mình nói thuần Việt thế. Đoạn cuối cùng tác giả khen khoa học. Mình thấy bình thường.
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)