ESOP – Quyền chọn mua cổ phiếu và ví dụ DN thực tế áp dụng

Ai đọc bài này: Thuật ngữ ESOP – Employee Stock Option Plan – Quyền chọn mua cổ phần - https://goo.gl/ZmvGfx của tôi thì hẳn sẽ tò mò muốn biết ví dụ thực tế DN đã áp dụng thế nào? Nếu có xin mời cả nhà đọc bài báo dưới đây để có cái hình dung cụ thể.

ESOP hậu hĩnh: Những doanh nghiệp “chịu chơi” trong năm 2016 qua

Trong năm 2016 vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt đã phát hành những khoản ESOP hậu hĩnh. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, một lợi thế nổi bật của ESOP là các doanh nghiệp sẽ không phải ghi nhận một khoản chi phí lương thưởng so với thưởng bằng tiền. Tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán về thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (share-based payment) chưa được ban hành. Cụ thể, các giao dịch như ESOP chưa được ghi nhận như một khoản chi phí lương như theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ không phải chi trả bằng tiền mặt, mà sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để phát hành cổ phiếu, như vậy sẽ tăng được vốn điều lệ và giữ lại tiền để tái đầu tư.

Đối với nhân viên, phương án phát hành cổ phiếu ESOP như một hình thức “tri ân” đối với những đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây là cách làm nhằm tạo động lực và nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Và quan trọng hơn, hình thức khen thưởng này giúp cho nhân viên giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân so với việc thưởng bằng tiền.

Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư thường ái ngại trước động thái phát hành ESOP của doanh nghiệp bởi đơn giản, không chỉ cổ phiếu điều chỉnh giảm, họ còn chịu thiệt hại pha loãng lợi ích tại công ty, dù được bù đắp bởi sự gắn bó và nỗ lực của cán bộ nhân viên chủ chốt.

Và thực tế, trong năm 2016, những doanh nghiệp đã phát hành khoản ESOP hậu hĩnh đều là những doanh nghiệp đã làm ăn rất tốt và giá cổ phiếu tăng trưởng.

CTCP Sữa Việt Nam ( VNM )

Việc Vinamilk phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên thực sự gây sốt giới đầu tư. Bởi cách đây vài năm, gói ESOP đã bị SCIC phủ quyết trong kì đại hội cổ đông, để rồi kế hoạch này bị “lơ đi” những năm sau đó.

Nhưng đến giữa T6/2016, VNM được thông qua kế hoạch phát hành ESOP. Cái gật đầu của SCIC lúc này có phần dễ dàng hơn Vinamilk đã có một năm ăn nên làm ra, đồng thời SCIC cũng sắp sửa thoái vốn. Nhân viên Vinamilk được quyền mua với giá ưu đãi 37.720đ/cp, trong khi thị giá lúc đó đang ở thời hoàng kim quanh mức 140.000đ/cp. Kết quả, Vinamilk phát hành thành công 9,4 triệu cổ phiếu hạn chế giao dịch toàn bộ trong 3 năm, nên “tạm tính” Vinamilk đã thưởng cho nhân viên khoản chênh lệch ước chừng 965 tỷ.

CTCP Tập đoàn Masan ( MSN )

Masan là doanh nghiệp yêu thích ESOP. Tính từ năm 2013 trở lại đây, Masan đã 3 lần phát hành ESOP với tổng khối lượng gần 38 triệu cổ phiếu, chiếm 5% lượng cổ phiếu đang lưu hành

Tháng 6/2016, Masan hoàn tất việc phân phối 9,36 cổ phiếu không hạn chế chuyển nhượng cho nhân viên của mình. Giá phát hành bằng mệnh giá, trong khi thị giá của MSN lúc đó rơi vào khoảng 68.000đ/cp. Theo đó, giá trị thực của số cổ phiếu ESOP lên đến 640 tỷ đồng. Như vậy, nhân viên Masan có thể đem số cổ phiếu thưởng này giao dịch và thu về “tiền tươi thóc thật” khoảng 546 tỷ đồng.

CTCP Xây dựng Coteccons ( CTD )

Coteccons năm vừa qua phát hành gần 2,34 triệu cổ phiếu ESOP. Lượng cổ phiếu này được chia đôi và bán tại 2 mức giá 42.000đ/cp và 70.000đ/cp. Với thị giá 227.000đ/cp – gấp 4 lần giá trung bình chào bán, CTD đã hào phóng tặng cho nhân viên cho mình gần 400 tỷ đồng từ đợt tăng vốn này. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm.

Nếu như trước đây, CoteCons “trung thành” với phong cách trả cổ tức bằng tiền thì 2016 là 1 năm phá lệ. Mới đây, doanh nghiệp này đã hoàn tất việc thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 3:1. Qua nhiều đợt phát hành và chia thưởng, hiện tại CTD đang niêm yết hơn 77 triệu cổ phiếu.

CTCP Chứng khoán Sài Gòn ( SSI )

Lịch sử lặp lại như cuối năm 2015, tháng 12/2016 vừa rồi, SSI đã hoàn tất việc phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP như dự kiến với giá phát hành bằng mệnh giá. Trong khi thị giá cổ phiếu này đang ở mức gấp đôi.

Lượng cổ phiếu ESOP này bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong năm đầu, 50% trong năm thứ hai kể từ ngày phát hành.

CTCP Thế giới Di động ( MWG )

Hân hoan nhất trong đợt phát hành ESOP năm 2016 là 1.362 người lao động của CTCP Thế giới Di động, bởi doanh nghiệp này đã tăng cho khoản cổ phiếu có giá trị lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Tháng 12, MWG đã phát hành thành công 7,33 triệu cổ phiếu ESOP. Tạm tính theo thị giá của cổ phiếu MWG là 154.000 đồng/cp, thì số cổ phiếu ESOP mà Thế giới di động vừa phát hành có giá trị khoảng 1.130 tỷ đồng. Tương tự SSI, MWG hạn chế chuyển nhượng 100% lượng cổ phiếu này trong năm đầu và 50% trong năm thứ hai.

Nguồn: Tâm Phạm | CafeBiz

Thực ra đọc ví dụ là có thể biết ESOP là gì. Ai tò mò thêm về lý thuyết thì đọc link ở đầu tôi đã dẫn. Trước tôi có một bộ về ESOP như thế này:

- Kế hoạch chuẩn bị ESOP
- Kế hoạch tiến hành ESOP
- Bai viet ve ESOP: Dùng để PR chương trình
- Danh sach ESOP bao gồm cả tiêu chí chọn lựa.
- Huong dan thuc hien Quy che ESOP
- Luu do ESOP
- Qui che ESOP
- Thỏa thuận phát hành quyền chọn mua

Tiếc là mất hết. Giờ chỉ còn mấy file:

Ai quan tâm thì xem ở đây nhé: Thư viện tài liệu Quản trị Nhân sự ICO - http://blognhansu.net.vn/tai-lieu-ve-nhan-su/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *