Tôi có cái may mắn là có cơ hội được trải qua một số dự án triển khai về nhân sự. Có lần đứng với tư cách là đơn vị đi thuê và triển khai, có lần thì lại đứng với tư cách đơn vị tư vấn. Chính vì vậy dù không ít thì nhiều tôi cũng nếm đủ cái cảm giác của cả 2 vai. Sáng nay, đọc được stt của chị Hà và trao đổi của bạn Hải Sunsea, tôi lại có đôi chút muốn chia sẻ.
Hải Sunsea: Vì họ nhận ra rằng ko ai sướng bằng các bác đi tư vấn, thoải mái vẽ hươu, vẽ voi làm cho các sếp sướng, nhưng lại ko phải thực thi (việc đó là của doanh nghiệp). Khi DN ko làm đc, thì tư vấn bảo là tôi nói đúng, còn a ko làm đc do lỗi của anh! Vừa có tiếng, vừa có miếng, lại vừa ko phải chịu trách nhiệm. Sướng thế nên nhiều người ham ạ hihi.
Làm tư vấn nhân sự là làm gì và có sướng không ?
Cái lúc tôi ở vai doanh nghiệp - đơn vị đi thuê tư vấn thì đúng là có đôi lúc tôi có cái cảm giác giống Hải. Tức là hình như mấy ông tư vấn sướng như tiên, chỉ nói lung tung rồi sau đó để đấy cho đơn vị làm. Nhưng liệu có đúng không ? Càng về sau tôi càng thấy rằng mình nên thay đổi 1 chút suy nghĩ.
Tư vấn đúng là có cái sướng:
- Sướng ở chỗ được đi nhiều nơi, đơn vị. Cái cảm giác được thay đổi sẽ luôn làm người ta hứng khởi.
- Sướng ở chỗ khi thấy sản phẩm của mình giúp được doanh nghiệp ít nhiều thay đổi.
- Sướng ở chỗ ta có được cơ hội để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng nhân sự tại doanh nghiệp.
- Sướng ở chỗ được gặp nhiều người giỏi.
- Và sướng ở chỗ giống như Hải nói có cả miếng và tiếng nữa.
Nhưng có làm rồi mới biết, mới thấy tư vấn đâu phải dễ dàng gì. Cứ giả sử như đàm phán đã thành công. Và 2 bên sẽ phối hợp với nhau để cùng triển khai dự án. Tức là Tư vấn và phòng Hr cùng làm. Các công việc mà tư vấn sẽ phải làm rất nhiều, một trong số đó là:
1. Củng cố tinh thần và thiết lập mối quan hệ với đội HR. Như chúng ta thấy, giống như Hải đã comment ở trên, 1 số anh chị HR có cái suy nghĩ khá tiêu cực là tư vấn sướng còn mình thì cực khổ làm việc. Nhưng đâu có phải như vậy, tư vấn cũng như các thành viên khác trong đội triển khai dự án. Đều cực khổ cả. Việc vượt qua được cửa ải đầu tiên này sẽ là cánh cổng mở ra thành công. Ai cũng thấy rằng mối quan hệ giỡ đội Hr và đội tư vấn là mối quan hệ win - win. Nhưng nếu như Hr không tạo điều kiện cho tư vấn thì công việc sẽ delay. Delay thì cả 2 đều không hoàn thành được việc. Không những thế, khi mang tâm lý như vậy thì Hr sẽ không học được gì từ tư vấn cả.
2. Khi triển khai dự án thì tư vấn cũng phải làm tất cả các công việc của nhân sự.
- Họp triển khai đội tư vấn
- Gửi mail hướng dẫn cho các bộ phận
- Gặp mặt trực tiếp để hướng dẫn
- Khảo sát tình trạng hiện tại
- Đọc và tham khảo hàng loạt các tài liệu hiện hành của công ty.
- Tìm hiểu công việc chức năng của bộ phận đang làm.
- Tiến hành xử lý các công việc trong dự án
- Phỏng vấn trao đổi với thành viên của dự án và các bộ phận
- Tiến hành xây dựng, cân đo đong đếm
- Gửi cho HR để trao đổi lấy ý kiến
- Trao đổi với các thành viên trong đội tư vấn
- Lấy ý kiến trưởng bộ phận
- Gửi mail kiến nghị.
- Soạn thảo quyết định
...
Công việc nhiều và khối lượng lớn. Mỗi chuyên gia tư vấn không phải chỉ ngồi làm 1 dự án mà cùng một lúc tiến hành nhiều dự án. Vì thế đôi khi công việc rất căng, deadline chồng deadline.
Mỗi một dự án phải trải qua thời gian cũng không ngắn nên việc đi đi lại lại giữa các công ty không hề đơn giản. Một số anh chị đang làm HRM hay CPO tham gia dự án còn vất vả hơn nhiều so với các chuyên gia fulltime.
Tôi nghĩ, mỗi nghề có 1 cái sướng cái khổ riêng. Không thể khẳng định được.
Bonus thêm cho cả nhà cái mình sưu tầm được : Một số kỹ năng kinh nghiệm cho tư vấn viên
1. Kỹ năng tiếp xúc với đối tượng tư vấn: Với người mang nặng suy nghĩ chủ quan, luôn cho rằng mình đúng: người tư vấn phải từ tốn giải thích để khách hàng trình bày một cách mạch lạc, cung cấp các thông tin cần thiết đối với việc cần tư vấn cho người tư vấn.
2. Tư vấn trực tiếp bằng miệng:
- Nghe khách hàng trình bày: người tư vấn phải lắng nghe và ghi chép những nội dung chính, ý chính, đặt câu hỏi làm rõ thêm.
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn: khách hàng là người trong cuộc, vì vậy các việc mà họ yêu cầu tư vấn thường có các tài liệu, văn bản ... Nếu người tư vấn không có được những tài liệu này thì việc tư vấn có thể không chính xác. Trường hợp khách hàng chưa muốn cung cấp cho người tư vấn những tài liệu không có lợi cho mình, người tư vấn cần động viên họ để họ cung cấp đầy đủ. Trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do họ cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, thì người tư vấn cần phải thông báo điều đó cho khách hàng và hẹn gặp họ vào một ngày khác.
- Tra cứu tài liệu tham khảo: là bắt buộc đối với người tư vấn, vì:
+ Để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn đang tư vấn theo những trường hợp thực tês chứ không phải theo cảm tính chủ quan.
+ Tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng định chính những suy nghĩ của mình.
- Định hướng cho khách hàng: đưa ra giải pháp bằng miệng cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu.
3. Tư vấn bằng văn bản:
Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành vì những lý do sau đây:
- Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn để xin tư vấn bằng miệng.
- Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục đích của họ.
Việc tư vấn bằng văn bản có thể thực hiện theo hai hình thức sau đây:
- Khách hàng viết đơn, chuyển fax... cho người tư vấn, nêu rõ yêu cầu của mình dưới dạng các câu hỏi. Hình thức này dễ làm, có hiệu quả và đạt độ chính xác cao.
- Khách hàng trực tiếp đến gặp người tư vấn, trực tiếp nêu yêu cầu của mình với người tư vấn và đề nghị họ tư vấn bằng văn bản.
Tư vấn bằng văn bản cần lưu ý thực hiện theo các bước sau đây:
- Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng;
- Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp cần thiết;
- Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan đến phục vụ cho việc tư vấn;
- Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.
4. Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong hoạt động tư vấn:
Việc thu thập, nghiên cứu, bảo quản và đánh giá chứng cứ trong hoạt động tư vấn pháp luật cũng rất quan trọng; quá trình này diễn ra nhanh chóng và đòi hỏi độ chính xác, độ tin cậy cao. Thu thập chứng cứ là việc người tư vấn yêu cầu khách hàng làm rõ những vấn đề cần quan tâm, yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu trong quá trình tư vấn. Quá trình nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, người tư vấn cần phải huy động nhiều biện pháp khác nhau và kết hợp thành một quá trình logic để đưa ra kết luận, như biện pháp đặt câu hỏi, tham khảo tài liệu, văn bản, vận dụng kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của người khác...
Bạn có biết lộ trình để trở thành 1 chuyên gia là như thế nào không ? Nếu chưa, tôi nghĩ bạn nên tham khảo bài viết này: http://blognhansu.net/2013/11/27/chuyen-gia-tu-van-nhan-su-yeu-cau-ra-sao/
"Năm 30 tuổi bạn sẽ bắt đầu làm chuyên gia. Để như vậy thì năm 27 tuổi bạn sẽ nhảy ra làm trưởng phòng nhân sự ở một công ty nào đó. Nhưng để năm 27 tuổi làm được trưởng phòng thì năm 24 tuổi (tức là vừa ra trường) bạn đã phải vào 1 công ty nào đó to to. Từ 24 – 27 tuổi bạn phải nỗ lực không ngừng để network, xây dựng thương hiệu cá nhân và tham gia các dự án (Có thể bạn công ty không có, bạn phải tự nghĩ ra. Nếu may mắn bạn sẽ vào công ty đang ở trong giai đoạn tái cấu trúc thì bạn sẽ học được rất nhiều)."