Lại một sáng chủ nhật nữa chạy đến, sáng nay mở mail ra thì tôi nhận được mail của một bác phụ huynh hỏi về ngành học quản trị nhân sự. Mail bác viết dài nhưng tóm lại ý là bác muốn hỏi : "có nên khuyên con thi quản trị nhân lực không và học ngành này ra thì làm gì ?". Để trả lời được câu hỏi này thì rõ ràng sẽ phải nói rất nhiều điều.
Theo một cách lý thuyết thì đầu tiên, chúng ta luôn phải xác định xem người định thi ngành đó có tố chất để làm việc này không ? Cách xác định thì có nhiều và cũng có nhiều công ty hỗ trợ việc này. Các trắc nghiệm nghề nghiệp hiện nay có nhiều trên mạng. Tuy nhiên, có lần tôi đi họp với các thầy cô phòng đào tạo trường ĐH Nhân văn. Nội dung họp là về vấn đề: có nên đưa trắc nghiệm DISC vào cho sinh viên không?. Nội dung cuộc họp có nhiều ý nhưng có một thầy thuộc chuyên ngành tâm lý đã phát biểu rằng: việc đưa một trắc nghiệm nào đó vào ứng dụng thì phải hết sức cẩn trọng vì nó có thể sẽ có tác động tâm lý, "đóng đinh" người trắc nghiệm về tương lai của họ. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ai đó bị phán mai sau sẽ làm A thì có thể họ bị ám ảnh và theo luật hấp dẫn, có thể họ sẽ làm A thật.
Vì vậy, tôi thì tôi khuyên: chỉ cần thích là được còn lại thái độ và tính cách đều có thể học hỏi.
Tuy nhiên, tôi lại thỉnh thoảng gặp 1 số bạn nói: "em thi vào ngành quản trị nhân lực này là do khi đọc tên cách ngành thì em thấy thích cái tên này". Cho đến bây giờ thì em nhận ra là em không biết gì về nó và em cũng không thích. Bạn đó ước: ước gì hồi thi đại học em được định hướng nhỉ ?
Tôi đoán, việc thích hay không thích một ngành học có khi là do giảng viên chứ không phải là do ngành học. Người ta đã chọn một ngành nào đó vì người ta thích chứ không phải vì cái gì khác thì khó mà tự nhiên lại bảo là không thích lắm (Đây là ấn tượng ban đầu. Mà đã là ấn tượng ban đầu thì rất khó phai). Ví dụ như trường Ngoại Thương Hà Nội, có thầy Nhâm, các bạn tôi gặp học trường Ngoại Thương đều nói rằng em thích Nhân sự mặc dù không hề có ngành Quản trị Nhân lực trong trường. Hỏi kỹ ra là do có một bộ môn thầy Ngô Quý Nhâm dạy. Thầy truyền được cho các bạn niềm yêu thích nhân sự.
Vâng, bạn đã thích cái tên "quản trị nhân lực" rồi thì chúng ta sẽ tìm hiểu thêm để xác định xem thực sự là bạn có thích ngành đó không ?
Khi học quản trị nhân sự, bạn có thể làm được các công việc sau:
- Hành chính lễ tân
- Chuyên viên Quản lý đào tạo ( vị trí đào tạo ): giảng viên nội bộ hoặc nhân viên quản lý đào tạo.
- Chuyên viên tuyển dụng
- Chuyên viên chính sách – đãi ngộ
- Chuyên viên lương – chính sách (C&B)
- Chuyên viên bảo hiểm
- Chuyên viên truyền thông nội bộ
- Chuyên viên xử lý quan hệ nội bộ
- Chuyên viên dự án nhân sự (là người chuyên chạy các dự án về nhân sự – vị trí này sẽ biết nhiều. Các dự án như cán bộ nguồn …. )
- Ngoài ra nếu không làm chuyên về nhân sự thì có thể làm các công việc có liên quan đến nhân sự như :
+ Headhunter – săn đầu người (thiên hướng sale)
+ Tư vấn nhân sự
+ Quản lý đào tạo cho các công ty đào tạo
+ Sale tư vấn về các khóa học Nhân sự
+ Chuyên viên quản lý nội dung các site tuyển dụng.
Cụ thể về các công việc sẽ làm thì bạn có thể click vào các link sau:
Các công việc phòng nhân sự sẽ phải làm phần 1
Các công việc phòng nhân sự sẽ phải làm phần 2
Các công việc phòng nhân sự sẽ phải làm phần 3 – siêu dự án và …
Các công việc phòng Nhân sự phải làm … phần 4 – Thuyết ABCD …
Thuyết nhân trị – pháp trị và các công việc phòng nhân sự phải làm
Công việc của HR nhân sự là gì nhỉ??
Vậy là chúng ta đã biết học Quản trị Nhân lực ra để là gì rồi. Còn muốn biết một cách chung nhất công việc tổng quát thực tế Nhân sự, bạn tham khảo thêm ở: Nghề nhân sự là gì ?
Mức lương của Nhân sự theo 1 khảo sát lương: Mức lương của nhân sự
Tuy nhiên mức lương như vậy nhưng hiện đang có thực tế: Có phải mức lương tối thiểu của sinh viên quản trị nhân lực khi ra trường có thể đạt 5 triệu đồng/ tháng?. "... Nhưng có ai ngờ có một thực tế còn phũ phàng hơn … một thực tế còn phũ phàng hơn … Sinh viên học quản trị Nhân lực ra trường chưa chắc đã có cơ hội được làm Nhân sự. Thực tế này quả là đau lòng."
Có một số khảo sát của các đơn vị chuyên tuyển dụng như: Vietnam Work, Talentnet, CareerBuilder thì cho chúng ta biết:
Nhìn vào bảng này sẽ rõ, nhu cầu về cần tuyển người làm việc ở vị trí nhân sự (nhu cầu nhân lực vị trí nhân sự) không có ở top 10 nhưng cung về người cần làm ở vị trí nhân sự (nhu cầu việc làm vị trí nhân sự) thì lại ở top 10 >> Cung đang nhiều hơn cầu.
Tỷ lệ cạnh tranh trong lĩnh vực việc làm Nhân sự cũng cao: cứ 1 người phải cạnh tranh với 2.09 người nữa.
Đọc tiếp đến đây, các bậc phụ huynh và các bạn vẫn muốn theo tiếp nhân sự thì chúng ta có 1 số trường dạy ngành này:
- Khoa quản trị nguồn nhân lực trường Đại học kinh tế Quốc Dân
- Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQG có đào tạo về chuyên ngành quản trị nhân lực ?
- Khoa quản trị nguồn nhân lực trường đại học Thương Mại
- Khoa quản lý lao động trường đại học Lao động và xã hội
... cả nhà tìm hiểu thêm trong quyển quy chế tuyển sinh. Sơ sơ vài trường mà Cường biết như vậy ở Hà Nội.
Chúc các bạn sớm tìm ra được câu trả lời cho riêng mình
Tái bút 20/7/2016: Mấy hôm nay các bạn cấp 3 thi tốt nghiệp đã biết điểm và các trường đều dự kiến điểm chuẩn của từng ngành. Điểm chuẩn vào ngành Quản trị Nhân lực ngày càng cao (người đâm đầu vào học ngày càng lớn) trong khi thị trường ngày càng bão hòa! Haizz.
Các bạn yêu thích ngề hành chính- nhân sự. Các bạn học khối ngành Quản trị nhân lực, kinh tế lao động, các bạn mong muốn ra trường có 1 công việc đúng chuyên ngành, hãy tham gia ngay với chúng tôi để được học thử, và tư vấn hoàn toàn miễn phí tại: https://www.facebook.com/events/1584020998508496/
Chương trình: Một ngày làm chuyên viên tuyển dụng
Pingback: Khảo sát đánh giá tình hình có việc làm của sinh viên Quản trị Nhân lực | Blog quản trị Nhân sự
Cho e hỏi quản trị nhân sự và quản trị nhân lực giống nhau hay khá nhau?