Khi mà mọi thứ không chiều lòng người thì đến cả thời tiết cũng vậy. Trời Hà Nội hôm nay lúc nóng lúc lạnh. Tiết tháng 3 âm lịch Hà Nội đẹp khi nhiệt độ man mát nhưng thật không dễ chịu gì khi cái lành lạnh đó bỗng dưng đột ngột biến mất thay bằng cái nóng. Nói chung là chán. Chán nên tôi lôi thông tư ra đọc. Tôi chọn đúng cái thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG, PHỤ CẤP LƯƠNG VÀ CHUYỂN XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 49/2013/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG.
I. Bộ tiêu chí đánh giá giá trị công việc
Thật trùng hợp là đúng vào dịp tôi đang viết seri các bài viết lương và cách xây dựng lương theo 3P. Đọc đi đọc lại, tôi thấy thông tư đã đưa ra các xây dựng thang lương có vẻ tương tự như cách làm thang lương P1. Trong thông tư có 6 nhóm yếu tố để đánh giá giá trị công việc:
1. Thời gian hoặc trình độ đào tạo;
2. Trách nhiệm;
3. Kỹ năng, thời gian tích lũy kinh nghiệm;
4. Mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm hoặc quyết định quản lý;
5. Điều kiện lao động; tính hấp dẫn của nghề, công việc
6. Các yếu tố khác
Trong mỗi nhóm yếu tố này sẽ được chẻ nhỏ với các tiêu chí nhất định:
1. Thời gian hoặc trình độ đào tạo (để thực hiện được công việc)
- Mức 1: Tốt nghiệp phổ thông trung học và được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ dưới 03 tháng.
- Mức 1: Được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 03 đến dưới 06 tháng.
- Mức 1: Sơ cấp nghề hoặc được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 6 tháng đến dưới 01 năm
- Mức 1: Trung cấp nghề và tương đương hoặc được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 01 năm đến dưới 18 tháng
- Mức 1: Cao đẳng nghề và tương đương hoặc được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ từ 18 tháng trở lên
2. Trách nhiệm (đối với kết quả công việc, tính mạng con người, tài sản và phương tiện làm việc)
- Mức 1: Yêu cầu trách nhiệm thấp đối với kết quả công việc hoặc phương tiện làm việc hoặc tính mạng con người.
- Mức 1: Yêu cầu trách nhiệm trung bình đối với kết quả công việc hoặc đối với phương tiện làm việc hoặc công việc có thể gây tai nạn đối với tính mạng con người.
- Mức 1: Yêu cầu trách nhiệm cao đối với kết quả công việc hoặc phương tiện làm việc hoặc công việc liên quan nguy hiểm đối với tính mạng con người.
- Mức 1: Yêu cầu trách nhiệm rất cao đối với kết quả công việc hoặc luôn phải thận trọng đối với phương tiện làm việc hoặc thực hiện sai sót có thể gây chết người, đòi hỏi phải trực tiếp bảo đảm tính mạng con người.
3. Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm (để làm thành thạo công việc)
- Mức 1: Công việc không cần kỹ năng, kinh nghiệm (có thể làm được ngay)
- Mức 1: Công việc giản đơn ít thay đổi, yêu cầu tích lũy kinh nghiệm dưới 01 năm
- Mức 1: Công việc yêu cầu có kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm từ 01 đến 2 năm
- Mức 1: Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm ít nhất 3 năm
- Mức 1: Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm ít nhất 5 năm
- Mức 1: Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm ít nhất 7 năm
- Mức 1: Công việc yêu cầu kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm trên 10 năm để thực hiện được bậc cao nhất
4. Mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm
- Mức 1: Công việc, sản phẩm mang tính đơn lẻ, không ảnh hưởng đến công việc, sản phẩm khác.
- Mức 1: Công việc, sản phẩm ảnh hưởng đến công việc, sản phẩm khác hoặc ảnh hưởng đến tổ đội, dây chuyền sản xuất.
- Mức 1: Công việc, sản phẩm ảnh hưởng quyết định đến công việc, sản phẩm khác hoặc ảnh hưởng đến tổ đội, dây chuyền sản xuất.
Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty quyết định đưa yếu tố điều kiện lao động để thiết kế thêm các yếu tố như môi trường và yếu tố khác
5. Nhóm yếu tố môi trường lao động: Có thể chọn 1 trong các yếu tố dưới đây để phát triển thêm tiêu chí.
- Vi khí hậu (gồm: nhiệt độ không khí; bức xạ nhiệt; độ ẩm, tốc độ gió)
- Áp lực không khí (gồm: áp lực khí quyển; áp lực không khí)
- Nồng độ hơi khí độc
- Nồng độ bụi
- Tiếng ồn trong sản xuất
- Siêu âm
- Độ rung sóc
- Bức xạ điện từ giải tần số radio
- Bức xạ ion hóa
- Các sinh vật có hại cho sức khỏe
6. Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động: Có thể chọn 1 trong các yếu tố dưới đây để phát triển thêm tiêu chí.
- Mức tiêu hao năng lượng cơ thể
- Biến đổi tim mạch và hô hấp khi làm việc
- Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc
- Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong khi làm việc
- Nhịp điệu cử động, số lượng động tác cử động của cơ thể
- Mức đơn điệu của lao động trong sản xuất dây chuyền
- Căng thẳng thị giác
- Độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh
- Mức gánh tải thông tin
- Mức hoạt động não lực khi làm việc
II. Phương pháp xây dựng thang lương
Cùng với quy trình, thông tư cũng hướng dẫn các bước để xây dựng thang lương.
- Xác định chức danh nghề, công việc trong tổ chức hoặc ngạch chức danh.
- Đánh giá giá trị công việc.
- Xây dựng thang lương, bảng lương
Chi tiết:
Bước 1: Xác định chức danh nghề, công việc trong tổ chức hoặc ngạch chức danh. Thống kê các công việc của từng chức danh nghề theo quy trình công nghệ, kỹ thuật, nhóm chức danh nghề có tính chất và độ phức tạp công việc tương tự (dựa vào thời gian đào tạo, tính chất công việc) thành một nhóm. Các nhóm hay còn gọi là ngạch:
- Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh. Loại này được phân thành 2 nhóm:
+ Nhóm theo thang lương (kiểu như công nhân) có nhiều bậc.
+ nhóm theo bảng lương (kiểu như kinh doanh) có nhiều chức danh.
- Lao động là chuyên gia, nghệ nhân
- Lao động là quản lý cấp trung
- Lao động là quản lý cấp cao (viên chức quản lý)
- Lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ
Lưu ý: Theo như thông tư, dường như các chuyên gia của nhà nước coi thang lương và bảng lương đều có ý nghĩa chỉ về 1 thứ là các bảng có chứ chức danh (vị trí) và các bậc lương. Nhưng sẽ dùng bảng lương cho các vị trí văn phòng (ví dụ: Vị trí kinh doanh), còn thang lương dùng khi nhắc tới các vị trí thuộc sản xuất giống như công nhân hoặc thợ.
Bước 2: Đánh giá giá trị công việc. Các bước nhỏ chi tiết như sau:
- Xây dựng tiêu chí cụ thể để đánh giá độ phức tạp của công việc. Các công ty nhà nước có thể tham khảo bộ tiêu chí ở trên và được khuyến khích bổ sung thêm các yếu tố và quy định chi tiết các yếu tố để đánh giá độ phức tạp công việc.
- Sau khi có bộ tiêu chí rồi thì mỗi một nhóm lao động ở bước 1 sẽ dùng chung bộ tiêu chí nhưng quy định mức điểm cho từng tiêu chí ở mỗi nhóm sẽ khác nhau sao cho tổng điểm không vượt quá quy định.
Ví dụ: Đối với lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh theo thang lương
a) Điểm tối đa (45 điểm) được áp dụng để đánh giá độ phức tạp công việc đối với bậc có độ phức tạp cao nhất trong thang phức tạp kỹ thuật của công nhân cơ khí, điện, điện tử - tin học, luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc bản đồ, khai thác mỏ lộ thiên làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
b) Đối với chức danh nghề, công việc của các ngành, nghề khác, trên cơ sở so sánh tương quan để xác định điểm độ phức tạp của các yếu tố, nhưng không vượt quá điểm tối đa (45 điểm).
- Dựa trên tiêu chí đánh giá giá trị công việc, công ty tổ chức đánh giá độ phức tạp của công việc đơn giản nhất và công việc có độ phức tạp nhất trong cùng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề. Việc đánh giá cho điểm thông qua lựa chọn một số nhóm người lao động điển hình và phát phiếu để người lao động tự đánh giá hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia theo phiếu chấm điểm.
- Trên cơ sở phiếu chấm điểm, công ty tổng hợp điểm, điều chỉnh những nội dung đánh giá cho điểm không đúng theo hướng dẫn hoặc không chính xác; điều chỉnh điểm để bảo đảm cân đối chung giữa các loại lao động, các công việc.
Bước 3: Xây dựng thang lương, bảng lương
- Xác định số bậc trong thang phức tạp kỹ thuật được căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của nghề, công việc (thông thường hiện nay số bậc kỹ thuật của nghề, công việc được chia thành 6 - 7 bậc).
- Xác định hệ số phức tạp của từng bậc (hệ số cấp bậc công việc) trên cơ sở đánh giá, xác định điểm các yếu tố phức tạp của từng bậc, sau đó lấy tổng điểm các yếu tố phức tạp của từng bậc chia cho tổng điểm của công việc đơn giản nhất trong thang phức tạp công việc. Công thức: Hệ số cấp bậc công việc bậc i = Tổng điểm giá trị bậc i / tổng điểm giá trị bậc 1
Lưu ý: Công ty có thể căn cứ vào số bậc và bội số phức tạp của nghề để xác định hệ số phức tạp của từng bậc theo nguyên tắc lũy tiến tăng dần đều (không cần thông qua chấm điểm các yếu tố phản ánh độ phức tạp công việc của từng bậc). Xác định bội số phức tạp trên cơ sở lấy tổng điểm các yếu tố phản ánh độ phức tạp của công việc có độ phức tạp cao nhất chia cho tổng điểm của công việc đơn giản nhất cùng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề.
- Thiết kế mức lương ở các bậc của thang lương
a) Căn cứ vào cấp bậc công việc, công ty xác định hệ số lương bậc 1 dựa trên tổng số điểm của bậc 1 trong thang phức tạp công việc so với tổng số điểm của công việc đơn giản nhất của công ty. Công thức: Hệ số lương bậc i = Hệ số cấp bậc công việc bậc i + (Tổng điểm giá trị công việc bậc i / 100).
b) Xác định mức lương của các bậc trong thang phức tạp công việc trên cơ sở lấy mức lương cơ sở nhân với hệ số lương của từng bậc. Mức lương bậc i = Hệ số lương bậc i * Mức lương cơ sở
c) Cân đối các hệ số lương, mức lương của thang lương với mức thấp nhất, trung bình và cao nhất của các loại lao động khác để bảo đảm quan hệ hợp lý.
Ví dụ về cách áp dụng theo phương án thang lương đối với lao động trực tiếp:
Chú ý: Đây là những gì tôi hiểu về thông tư. Và bài này chỉ để đưa ra một ví dụ về việc nhà nước cũng có hướng dẫn cho các công ty nhà nước về việc đánh giá giá trị công việc. Nếu định áp dụng, bạn vui lòng nghiên cứu kĩ thông tư.
Link downloađ: Huong dan xay dung luong 3P theo nha nuoc.xls
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng HT QTNS bài bản