Ngày công chuẩn để tính lương và quy định về ngày công

Tự nhiên lên HrShare đọc được câu hỏi hay hay: "Cả nhà cho em hỏi tý có cái quy định nào lương cơ sở chia cho 22 ngày công đối với tháng có 23 ngày công không( ví dụ tháng 7 này). Em cảm ơn cả nhà". Đúc lúc mình đang suy nghĩ về việc này. Đầu tiên là kiểm tra theo luật:

Theo Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH và được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH:
- Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:
- Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;
- Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
- Tiền lương ngày
được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.
- Tiền lương giờ
được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

Tìm hiểu rộng hơn theo luật: tại Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động: “2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.”

Điều 110. Nghỉ hằng tuần: "Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.”

Do đó, công ty có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc theo ngày. Mặt khác, pháp luật cũng không yêu cầu doanh nghiệp phải quy định ngày công chuẩn của doanh nghiệp là như thế nào. Công ty dựa trên ngày công thực tế của từng tháng để tính lương cho người lao động không vi phạm pháp luật miễn sao bảo đảm người lao động được nghỉ 1 tháng ít nhất 04 ngày và không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Thời điểm hiện tại khi viết bài này, tôi đang tư vấn cho các doanh nghiệp sử dụng hình thức lương 3P trong đó có P1 + P2 trả theo thời gian còn P3 trả khoán theo % hoàn thành công việc: 3p = P1 + P2 + P3. Cách tính lương P1 + P2 có 2 phương án:

Phương án 1: Ngày công chuẩn chính là số ngày công theo lý thuyết phải có trong tháng.

Lương tháng P1 + P2 = [(Lương P1 + Lương P2 + Phụ cấp nếu có) X (số ngày làm việc thực tế) ] / [ngày công chuẩn linh hoạt tháng]

Ví dụ công ty tôi quy định:
+ Làm việc 7 ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 7 và được nghỉ chủ nhật.
+ Làm linh hoạt miễn sao làm hết việc và đủ 6 tiếng hành chính / ngày tức là làm từ 9h sáng – 12h trưa và từ 13h trưa – 16h chiều.
+ Thứ 7 làm tự do không phải đến công ty
Tháng 6/2019 có 30 ngày và có 5 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn được xác định là: 30 - 5 = 25 ngày
Tháng 8/2019 có 31 ngày và có 4 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn được xác định là: 31 - 4 = 27 ngày.

Bạn tôi định tuyển yêu cầu lương 10 triệu / tháng. Bạn sẽ có lương P1 + P2 ở bậc 3 là 5,5 triệu còn lại 4,5 triệu là KPI, phụ cấp của bạn là 0 triệu. Như vậy:
- Tháng 6/2019: bạn nghỉ 1 ngày trừ vào lương. Lương P1 + P2 tháng 6/2019 của bạn là: [(5,5 + 0) x (25 - 1)]/25 = 5,28 triệu
- Tháng 8/2019: bạn đi làm đủ các ngày. Lương P1 + P2 tháng 8/2019 của bạn là: [(5,5+0) x 27]/27 = 5,5 triệu

Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Với hình thức trả lương này người lao động không hề boăn khoăn về mức thu nhập cuả mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

Phương án 2: Ngày công chuẩn là ngày công tự quy định và chốt lấy 1 con số làm chuẩn chung. Doanh nghiệp có thể quy định ngày công chuẩn cố định tháng là: 26 hay 24 ngày. Cách làm đơn giản nhất là lấy tất cả các ngày công trong năm rồi chia trung bình theo tháng. Con số 26 hoặc 24 kia tưởng dường như là cố định, nhưng thực tế lại làm lương của người lao động biến động.

Lương tháng P1 + P2 = [(Lương P1 + Lương P2 + Phụ cấp nếu có) X (số ngày làm việc thực tế) ] / [ngày công chuẩn cố định tháng]

Ví dụ cũng là công ty tôi như trên. Và tôi lấy Ngày công chuẩn cố định tháng là 26 ngày. Và:
- Tháng 6/2019 có 30 ngày và có 5 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn được xác định là: 30 - 5 = 25 ngày
- Tháng 8/2019 có 31 ngày và có 4 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn được xác định là: 31 - 4 = 27 ngày.

Bạn tôi định tuyển yêu cầu lương 10 triệu / tháng. Bạn sẽ có lương P1 + P2 ở bậc 3 là 5,5 triệu còn lại 4,5 triệu là KPI, phụ cấp của bạn là 0 triệu. Như vậy:
- Tháng 6/2019: bạn nghỉ 1 ngày trừ vào lương. Lương P1 + P2 tháng 6/2019 của bạn là: [(5,5 + 0) x (25 - 1)]/26 = 5,07 triệu
- Tháng 8/2019: bạn đi làm đủ các ngày. Lương P1 + P2 tháng 8/2019 của bạn là: [(5,5+0) x 27]/26 = 5,71 triệu

So sánh thì thấy tháng 6 ở phương án 1 sẽ được cáo hơn so với phương án 2. Nhưng với tháng 8 thì ngược lại.

Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, Vì có tháng 28, 30, 31 ngày; có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

Hai cách tính lương này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tính lương theo cách nào Doanh nghiệp sẽ thể hiện trên hợp đồng lao động hay trong quy chế lương thưởng của công ty.

Tái bút: Kết lại, lương P1 và P2 được tính lương theo thời gian.

Cập nhật 25/07/2020: Hôm nay tôi tư vấn theo phương án 1 cho 1 bạn trên cộng đồng như trong bài: Ngày công tối đa (chuẩn) để làm mốc tính lương ngày, giờ từ lương tháng là 26 ??? ( http://blognhansu.net.vn/?p=22894 ) thì thấy có anh Nguyen Nghia vào bảo sai. Anh bảo ngày công chuẩn hay linh hoạt theo tháng thì đều không được quá 26 ngày. Vì điều này được quy định trong Thông tư 47.2015 của Bộ Lđtbxh. Thân mời anh chị em và các bạn cùng vào đọc thêm.

Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant at Blognhansu[.]net[.]vn
Đt: 0988833616 Email: kinhcan24[@]gmail[.]com

2 thoughts on “Ngày công chuẩn để tính lương và quy định về ngày công

  1. Vũ Song Toàn 06.10.2019 at 16:51 - Reply

    Xin cho mình hỏi:
    – Nếu công ty trả lương 5.000.000 VND/tháng (26 ngày công, 8h/ngày) theo như ghi trên HĐLĐ.
    – Tháng có 25 ngày làm việc thực tế công ty vẫn trả công nhân 5.000.000 VND/tháng.
    – Tháng có 27 ngày làm việc thực tế công ty trả công nhân (5.000.000 VND/26)*27 = 5,192,308 VND.

    Vậy, khi trả lương thêm giờ của tháng có 27 ngày công, công ty sẽ dùng mức 5.000.000 VND hay 5,192,308 VND để tính lương thêm giờ? Tại sao?

    Cảm ơn bạn nhiều.

    • lương thêm giờ của tháng có 27 ngày công: Lương giờ = 5.192.308/208
      Trích dẫn theo thông tư 47/2015:
      “a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm)…”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *