Ngày công chuẩn để tính lương theo luật lao động 2019 và các nghị định liên quan

Nếu tìm hiểu về lương và cách thức trả lương, hẳn bạn sẽ tiếp cận với thuật ngữ "ngày công chuẩn". Chính thuật ngữ này đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi đúng sai cho người trong giới quản trị nhân sự khá nhiều. Nếu bạn để ý, ngày 26/7/2020 tôi có viết 1 bài về chủ đề này và cũng tường thuật việc các thành viên trong giới tranh cãi nhau thế nào về ngày công chuẩn và cách tính lương. Cuối cùng tôi rút ra kết luận công thức tính lương dựa trên ngày công chuẩn:

1. Nếu có lợi cho người lao động thì không phạm luật.
2. Công thức tính lương hay còn gọi là chính sách tính lương:
- TH1: Lương thực nhận = Lương cơ bản theo hợp đồng - (số ngày nghỉ không lương x Lương cơ bản theo hợp đồng)/ ngày công chuẩn. Lưu ý: Ngày công chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 26
- TH2: Lương thực nhận = lương cơ bản theo hợp đồng x số ngày làm việc thực tế trong tháng / 26
- TH3: Lương thực nhận = lương cơ bản theo hợp đồng - (số ngày nghỉ không lương x Lương cơ bản theo hợp đồng)/ ngày công lý thuyết tháng.Lưu ý: Ngày công lý thuyết tháng = số ngày công có trong tháng đúng luật
- TH4: Lương thực nhận = lương cơ bản theo hợp đồng + (ngày công thừa trong tháng x130% x lương caow bản theo hợp đồng)/ ngày công chuẩn - (số ngày nghỉ không lương x Lương cơ bản theo hợp đồng)/ ngày công chuẩn.
- TH5: Lương thực nhận = lương cơ bản theo hợp đồng + (ngày công thừa trong tháng x lương cơ bản theo hợp đồng)/ ngày công chuẩn - (số ngày nghỉ không lương x Lương cơ bản theo hợp đồng)/ ngày công lý thuyết tháng.
Lưu ý:
+ Ngày công lý thuyết tháng = số ngày công có trong tháng đúng luật
+ Ngày công chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 26

Chi tiết bài: Ngày công tối đa (chuẩn) để làm mốc tính lương ngày, giờ từ lương tháng là 26 ??? (https://blognhansu.net.vn/?p=22894)

Xin gửi cả nhà 2 ảnh để chúng ta thấy quy định về ngày công chuẩn theo luật lao động 2012 (luật cũ)

Điều 104 thời giờ làm việc bình thường - luật lao động 2012

Thông tư 47/2015: Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản tại Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau:
a) Sửa đổi Điểm c Khoản 1 Điều 4 như sau:
“c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày”.

Lưu ý: Nghị định 05/2015 đã hết hiệu lực. Vui lòng xem tiếp ở dưới để biết rõ hơn.

Tuy nhiên, bài viết và cái đoạn tranh cãi nhau đó lại diễn ra trong năm 2020 và trước khi Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ... ra đời. Cụ thể hơn:
- Ngày ban hành: 14-12-2020
- Số ký hiệu: 145/2020/NĐ-CP
- Ngày có hiệu lực: 01-02-2021

Từ lúc nghị định 145 ban hành đến giờ thì không còn ngày công chuẩn theo luật để các chuyên gia vào chém gió rằng công thức tính lương nào đúng sai nữa. Cho tới thời điểm này, dùng công thức nào cũng ổn tuỳ theo doanh nghiệp quy định.


Đây là thông tin về thời giờ làm việc theo luật lao động 2019


Còn đây là tư vấn của thư viện pháp luật.

Tôi cũng đã đọc hết cả cái nghị định 145/2020 này rồi nhưng đúng là không có dòng nào quy định về ngày công chuẩn. Cuối cùng tôi đọc đến đoạn hiệu lực thi hành:

Điều 114. Hiệu lực thi hành
"1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
b) Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
c) Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
d) Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
đ) Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
e) Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
g) Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ;
h) Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình;
i) Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động;
k) Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
3. Các doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động cho đến khi giấy phép hết hạn. Các trường hợp gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép thì thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Nghị định này.
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này. Người sử dụng lao động là cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại Chương V Nghị định này.
5. Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do các văn bản pháp luật khác quy định; trường hợp các văn bản pháp luật khác không quy định thì áp dụng các quy định tại Chương VII của Nghị định này.
6. Hòa giải viên lao động được bổ nhiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đang trong thời gian bổ nhiệm thì tiếp tục làm hòa giải viên lao động cho đến hết thời hạn được bổ nhiệm, trừ trường hợp thuộc diện miễn nhiệm quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 94 Nghị định này.
7. Trường hợp các văn bản được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành."

Trong này ghi rất rõ nghị định 05/2015 đã hết hiệu lực. Như vậy các thông tư giải thích cho nghị định này cũng hết hiệu lực. Theo quy định tại Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

"Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực
."

Vậy là cuối cùng cơ quan nhà nước bây giờ càng ngày càng đi theo xu hướng để cho doanh nghiệp và người lao động tự thảo thuận chứ không đi vào điều chỉnh chi tiết nữa. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể quay lại với cách hiểu cơ bản giống như tôi đã viết trong bài: "Ngày công chuẩn để tính lương và quy định về ngày công" (https://blognhansu.net.vn/?p=21901).

Cách hiểu đó là: Tùy doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động miễn sao không vi phạm quy định theo luật lao động là được. Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
"1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
"

Như vậy, doanh nghiệp có thể thỏa thuận ngày công chuẩn linh hoạt theo từng tháng tương ứng với ngày làm việc lý thuyết tháng. Tức có tháng 27 ngày thì lấy công chuẩn 27. Có tháng 25 thì lấy công 25. Hoặc thỏa thuận quy định luôn ngày công chuẩn là bao nhiêu (thí dụ 24...). Nếu xét trên bình diện cả năm, khi tính kỹ và tuân theo điều 105 kia thi thực ra công chuẩn nó vẫn không quá 26 ngày.

Bên cạnh đó, có thể chúng ta sẽ có thông tư để giải thích thêm cho nghị định 145/2020. Cho tới thời điểm này thì chưa nên chúng ta tạm kết luận. Có gì mới tôi sẽ bổ sung tiếp!

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *