Xây dựng để trường tồn và Quản trị tri thức trong Nhân sự

4 năm trước, có một dạo thuật ngữ Quản trị tri thức được cộng đồng Nhân sự Hà Nội xôn xao. Nào thì offline, nào là hội thảo, nào là trao đổi. Mọi người hăng lắm. Nhưng rồi sau đó thì nó cũng tắt ngóm. Tôi cũng không ngoài vòng xoáy đó. Tôi có tìm hiểu và viết ra 1 slide về nó - Quản trị tri thức. Slide tôi vế cho Ban giám đốc công ty CMCsi. Nhưng tiếc là tôi đã nghỉ làm ở đó và slide bỏ xó. Bẵng đi thời gian dài, hôm vừa rồi tôi đọc được bài viết của anh Phan Phương Đạt. Anh nói về Quản trị tri thức với chủ đề: Đả thông kinh mạch trong tổ chức học tập.Và tôi hứng khởi mở lại slide ra xem. Cũng tình cờ, trong thời gian này tôi đọc được hết quyển sách Xây dựng để trường tồn. Sách làm cho con người ta có cái nhìn rộng hơn tôi nhận ra 1 điều 4 năm về trước tôi bỏ sót. Quản trị tri thức mang một sứ mệnh lớn hơn nhiều. Ai có tư tưởng khởi nghiệp, cống hiến cho đời vượt ra khỏi cái tầm thường tiền nong thì hãy tiếp tục đọc bài viết này.

Xây dựng để trường tồn nói về cái gì ?

4 năm trời từ lúc được anh Sơn - phó tổng giám đốc của CMCsi - khuyên nên đọc quyển Xây dựng để trường tồn, tôi đọc nó. Lúc đầu tôi đọc được 1 ít: một tổ chức hàng đầu đôi khi được thành lập không phải từ 1 ý tưởng vĩ đại, 1 thị trường rộng lớn. Lúc sau tôi đọc được thêm, tổ chức hàng đầu cũng không cần phải có lãnh đạo tài ba, xuất chúng. Thợ điện cũng được, kỹ sư cũng được, thất học cũng không vấn đề gì ... Mỗi thời gian tôi đọc được thêm 1 chút. Chốt lại, tôi đã đọc được gì từ Xây dựng để trường tồn? Đó là ...

Để trở thành công ty hàng đầu thì :
- Ý tưởng vĩ đại, thị trường mênh mông không phải là then chốt. Không có ý tưởng gì mở công ty cũng được không sao cả.
- Lãnh đạo tài ba, quản lý xuất chúng cũng vậy. Không có cũng được.

Để trở thành công ty hàng đầu chỉ cần:
- Con người: những người đứng đầu có xu hướng tạo ra tổ chức tự vận hành (không có mình tổ chức vẫn tốt).
- Tư tưởng cốt lõi: Là gì cũng được miễn là vượt qua lợi nhuận.
- Mục tiêu hoài bão: là mục tiêu không tưởng nhưng có sự cam kết thực hiện của toàn tổ chức và không lệch ra khỏi tư tưởng cốt lõi.

Vậy phải làm thế nào ? Câu hỏi này là câu hỏi cuối cùng, quyển sách nói nhiều về các ví dụ. Mỗi công ty là một ví dụ.

Quản trị tri thức là gì ?

Quản trị tri thức là là tất cả các hoạt động để quản lý, kiểm soát, đánh giá lưu trữ … tri thức (kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng), chuyển hóa các tri thức ẩn ( tri thức của từng cá nhân ) thành tri thức hiện ( tri thức tập thể ) và ngược lại.

Quản trị tri thức thể hiện ra :
- Quy trình làm việc
- Không gian để lưu trữ tri thức
- Hệ thống đào tạo nội bộ
- Hệ thống hóa các tài liệu đào tạo ngoài
- Diễn đàn trao đổi nội bộ
- Các trung tâm nghiên cứu
- Các loại chính sách thúc đẩy quản trị tri thức như : CHÍNH SÁCH THỬ NGHIỆM Ý TƯỞNG MỚI, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO NHỮNG NGƯỜI LEAD CÁC NHÓM CHIA SẺ.
- Dự án đào tạo thủ lĩnh tiềm năng
- Dự án đào tạo lãnh đạo nòng cốt
- Lên kế hoạch xây dựng và đào tạo giảng viên nội bộ
- DỰ ÁN THÀNH LẬP TỜ BÁO NỘ BỘ
- DỰ ÁN THÀNH LẬP KÊNH RADIO NỘI BỘ
...

Có gì liên quan giữa 2 thứ này ?

Quản trị tri thức thực sự là 1 phần để tổ chức có thể trường tồn. Quản trị sẽ giúp nhiều và rất nhiều.

1. Bạn có thấy không, Quản trị tri thức chính là việc biến tổ chức thành 1 tổ chức tự vận hành. Khi chúng ta đã có chính sách, chương trình, hệ thống đào tạo thì điều này đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo ra được thế hệ lãnh đạo thứ 2, thứ 3. Thực tế nghiên cứu trong Xây dựng để trường tồn đã chỉ ra rằng chỉ có những CEO được phát triển nội bộ mới có thể thúc đẩy và duy trì tổ chức phát triển. Và chỉ có những người đó gì giữ được giá trị cốt lõi mà tổ chức đang theo đuổi.

Quản trị tri thức tạo ra các khu vực nghiên cứu, thúc đẩy sáng tạo và tranh luận. Điều này sẽ giúp cho công ty có được những sản phẩm mới, sản phẩn cải tiến tốt hơn. Các sản phẩm này đôi khi không xuất phát từ kế hoạch nào cả nhưng có thể sẽ là sản phẩm chủ chốt đóng vai trò lớn trong công ty.

Quản trị tri thức tạo ra dòng chảy văn hóa. Văn hóa được truyền vào cho nhân viên, biến tổ chức thành 1 khối thống nhất vững chắc chống lại những xung đột bên ngoài.

...

2. Triển khai quản trị tri thức đồng nghĩa với việc phải chấp nhận chi phí tốn kém. Một tổ chức mà dám bỏ ra những chi phí để làm những việc này thì tổ chức đó hẳn có những tư tưởng cốt lõi vượt ra khỏi lợi nhuận.

3. Cuối cùng, Quản trị tri thức không phải là một thứ dễ dàng để triển khai, chứ không muốn nói là khó khăn. Thực sự mà nói thì đây là một mục tiêu LỚN LAO và KHÔNG TƯỞNG. Khi một tổ chức đã có mục tiêu LỚN LAO và KHÔNG TƯỞNG thì tổ chức đó sẽ bứt phá để vươn mình lên. Vậy tại sao không lấy Quản trị tri thức ra để làm mục tiêu ?

Vậy đó, một tổ chức nào muốn trường tồn, muốn tồn tại 30, 40 năm thì hãy triển khai Quản trị tri thức. Chỉ cần sự quyết tâm cao độ tôi tin tổ chức sẽ thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *