10 tiêu chí cơ bản đánh giá nhân sự trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc sở hữu một đội ngũ nhân sự chất lượng cao là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng và duy trì được nguồn nhân lực ưu tú, các tổ chức không thể chỉ dựa vào cảm tính mà cần có những tiêu chí đánh giá nhân sự rõ ràng và hiệu quả. Trong bài viết này, cùng Blognhansu điểm qua 10 tiêu chí đánh giá nhân sự phổ biến nhé.

1. Đánh giá nhân sự về chuyên môn

Khả năng chuyên môn là điều kiện rất quan trọng trong các tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên và thường được liệt kê trong CV hay bản mô tả công việc. Thông thường, các nhân viên luôn hoàn thành và đáp ứng các nhiệm vụ trong chuyên môn một cách dễ dàng và tốt hơn so với những tiêu chí đánh giá khác.

Ngược lại, trong trường hợp, nếu việc đánh giá chuyên môn cho thấy rằng nhân viên không đủ điều kiện đáp ứng về các công việc chuyên môn, người quản lý sẽ cần phải hỏi han, điều chỉnh và cố gắng giúp nhân sự vượt qua khó khăn để có được sự phát triển hơn trong công việc.

2. Định hướng phát triển công việc

Qua bảng đánh giá về nhân viên, người quản lý sẽ thấy được tiềm năng và sự phát triển của nhân viên trong tương lai về công việc này. Từ đó, xây dựng một lộ trình phát triển phù hợp dựa trên định hướng và năng lực của nhân sự. Hiểu rõ được định hướng phát triển công việc cũng giúp doanh nghiệp nắm được nhu cầu, mong muốn của nhân sự, xem họ có muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không, nếu có thì họ có sẵn sàng đồng hành lâu dài hay không…

Một doanh nghiệp hiểu được nhân viên, đào tạo được nhiều nhân viên giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển lâu dài và bền vững.

3. Đáp ứng khối lượng công việc

Khả năng đáp ứng khối lượng công việc của nhân viên dựa trên đánh giá chung về công việc và thời gian làm việc của nhân viên. Trong mục tiêu chí này, người quản lý thường đánh giá hiệu quả trong công việc của nhân viên dựa vào KPI mà doanh nghiệp đã đặt ra sao cho thích hợp với vị trí, năng lực khác nhau của mỗi nhân viên.

4. Hết mình trong công việc

Tiêu chí này được đánh giá qua sự nhiệt huyết, tận tụy và hết lòng với công việc. Nhân viên đạt được mức tốt thường không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng giúp đỡ công ty cũng như đồng nghiệp. Họ cũng là một con người thân thiện, là cầu nối giúp kết mọi người và công việc trong công ty với nhau, từ đó giúp họ hoàn thành tốt các công việc được giao.

5. Đánh giá nhân sự về tác phong làm việc

Tiêu chí về tác phong làm việc của nhân viên sẽ được thể hiện qua nhiều khía cạnh như thái độ trong công việc, hoạt bát, tác phong nhanh nhẹn, đúng deadline và có ý cầu tiến trong công việc. Những nhân viên có tiêu chí này tốt thì sẽ có một tinh thần trách nhiệm cao và đảm bảo hiệu suất, tiến độ công việc.

6. Tuân thủ nội quy, quy định

Tiêu chí tuân thủ nội quy thể hiện được thái độ của nhân sự đối với công việc bởi thái độ luôn quan trọng hơn trình độ. Tiêu chí này đánh giá việc nhân sự có tuân thủ đầy đủ các quy định và nguyên tắc của công ty hay không, chẳng hạn như đi làm đúng giờ, quy định về trang phục, bảo mật thông tin nội bộ…

7. Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng

Tiêu chí này thể hiện khả năng xây dựng, duy trì, phát triển các mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng và những người xung quanh như đồng nghiệp hay cấp trên. Việc tôn trọng đồng nghiệp hay khách hàng thường thông qua các biểu hiện như thái độ lịch sự khi tiếp xúc với đồng nghiệp/khách hàng, biết lắng nghe, tiếp thu, chia sẻ các ý kiến của đồng nghiệp hay khách hàng…

8. Đánh giá nhân sự về sự cẩn trọng

Sự cẩn thận hay tỉ mỉ trong công việc là yếu tố quan trọng khi đánh giá nhân sự. Sự cẩn trọng sẽ mang lại một hiệu quả công việc tốt, nhân viên cũng sẽ có thêm sự tin tưởng từ đồng nghiệp và cấp trên.

Thận trọng khi xử lý và giải quyết công việc là điều không bao giờ thừa, dù cho bạn ở vị trí nào đi nữa, chẳng ai muốn gây ra một hậu quả to lớn chỉ vì một lỗi sai nhỏ do sự bất cẩn của bạn cả. Đây là một đức tính quan trọng vì nó hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của bạn chứ không chỉ đơn thuần trong công việc.

9. Đánh giá nhân sự qua sáng kiến họ đưa ra

Nhiều chuyên gia kinh doanh xác định sáng kiến chính ​​là một trong 5 tiêu chí hàng đầu để đánh giá nhân viên. Nhân viên có sáng kiến tốt, có ý tưởng hay sẽ dễ dàng ​ thấy những cơ hội cũng như tiềm năng của công việc trong tương lai. Họ sẽ có động lực và tích cực suy nghĩ ra các ý tưởng để thực hiện chúng thay vì chỉ ngồi yên và làm những gì cấp trên giao phó.

10. Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề

Đây là một tiêu chí đánh giá nhân sự quan trọng để đánh giá ứng viên. Khả năng giải quyết vấn đề có thể đánh giá được cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong lúc làm việc của nhân sự một cách hiệu quả. Nhân viên cần biết mình phải làm gì trong những hoàn cảnh, tình huống khó khăn mà không cần sự giúp đỡ của người quản lý.

Lời kết

Tóm lại, việc xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá nhân sự một cách khoa học không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là một khoản đầu tư chiến lược của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hi vọng các bạn sẽ áp dụng thật tốt các tiêu chí trên để có thể tạo nên một môi trường tốt nhất giúp nhân viên phát triển toàn diện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *