Khung năng lực lãnh đạo là gì? 5 bước xây dựng khung năng lực lãnh đạo chuẩn

Khái niệm khung năng lực lãnh đạo không còn quá xa lạ với những nhà quản lý cấp trung bởi nó góp một phần quan trọng vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng như đánh giá nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Cùng Blognhansu tìm hiểu về cách xây dựng khung năng lực lãnh đạo hiệu quả nhé.

Khung năng lực lãnh đạo là gì?

Khung năng lực lãnh đạo (Leadership Competency Framework) là một hệ thống cấu trúc và tổ chức các kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất và hành vi cần thiết mà một cá nhân cần có để thực hiện vai trò lãnh đạo trong tổ chức. Nói cách khác, nó định nghĩa rõ ràng những gì tạo nên một nhà lãnh đạo xuất sắc trong bối cảnh và văn hóa của doanh nghiệp đó.

Thông thường sẽ có ba phần khi mô tả một năng lực gồm:

  • Định nghĩa về năng lực: Phần định nghĩa về năng lực sẽ giúp mô tả một cách khái quát nhất để hiểu năng lực là gì.
  • Mục đích của việc sử dụng năng lực: Phần mục đích sử dụng năng lực sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao tổ chức hoặc công việc này cần đến năng lực này hay là tại sao nó có vai trò quan trọng.
  • Các cấp độ khác nhau của năng lực: Khung năng lực lãnh đạo được xem là điều kiện tiên quyết giúp nhà quản lý có thể hoàn thành tốt nhất các công việc mà họ được giao.

So với khung năng lực nhân viên, khung năng lực của lãnh đạo sẽ yêu cầu cao hơn về kỹ năng quản lý. Khung năng lực của nhân viên sẽ đề cao tinh thần và trách nhiệm làm việc, các kỹ năng cần thiết theo từng chuyên môn của từng nhân viên khác nhau như ngoại ngữ, năng lực phân tích, năng lực sáng tạo…

Khung năng lực lãnh đạo bao gồm những gì?

1. Năng lực chung (cốt lõi)

Đây là một nhóm năng lực bắt buộc đối với mọi cá nhân trong doanh nghiệp. Ở bất kì vị trí nào thì nhân viên cũng cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất này và lấy năng lực chung đó làm tiền đề để có thể hoàn thành công việc. Thông thường, nhóm năng lực chung này được xây dựng dựa trên các yếu tố như chiến lược, giá trị mà công ty hướng đến.

2. Năng lực chuyên môn

Ở mỗi một vị trí, đảm nhận mỗi công việc khác nhau, nhân viên cần phải sở hữu năng lực chuyên môn riêng thì mới có thể đảm nhận và hoàn thành tốt được công việc được giao. Năng lực chuyên môn được nhắc đến ở đây chính là những kiến thức và kỹ năng liên quan đến công việc cũng như vị trí của bạn trong doanh nghiệp.

3. Năng lực quản lý trong khung năng lực lãnh đạo

Với chức vụ là một nhà quản lý cấp trung, bạn cần phải xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của bản thân sẽ lớn hơn nhiều so với vai trò và trách nhiệm của nhân viên. Do đó, bạn cần phải sở hữu một số năng lực cần thiết như tổ chức, lên kế hoạch, hoạch định, kể cả những kỹ năng khác như giám sát và đánh giá.

4. Năng lực bổ trợ

Tùy vào từng bối cảnh mà các nhà quản lý sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Cũng như tùy vào vai trò cao thấp của họ trong tổ chức, doanh nghiệp mà cần những năng lực bổ trợ riêng để có thể giúp công việc được vận hành một cách trơn tru và hiệu quả.

5 bước xây dựng khung năng lực lãnh đạo hiệu quả

1. Xác định mục đích

Việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm khi muốn xây dựng khung năng lực lãnh đạo là phải xác định rõ ràng về mục đích xây dựng khung của mình. Điều này sẽ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng thành công một khung cấu trúc năng lực phù hợp, chuẩn xác nhất.

Không thể nào cứ vô định thực hiện một việc gì đó mà không có đích đến cụ thể. Vì vậy, xác định mục đích xây dựng khung năng lực lãnh đạo là một bước không thể bỏ qua.

2. Chuẩn hóa lại cơ cấu tổ chức

Để cho quá trình xây dựng khung năng lực lãnh đạo diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, các nhà quản trị nên chuẩn hóa lại cơ cấu tổ chức và hệ thống chức danh cũng như chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí đảm nhận công việc.

Dưới đây là các công việc mà nhà quản trị cần phải làm để hoàn thành bước chuẩn hóa lại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:

  • Thiết kế vị trí công việc sao cho khách quan và không phụ thuộc quá mức vào khả năng của những người đang đảm nhiệm vị trí/công việc.
  • Thống nhất những tên gọi chung cho những công việc có cùng một yêu cầu kết quả đầu ra.
  • Yêu cầu rõ ràng và chi tiết về kết quả đầu ra và năng lực cho từng vị trí, từng chức danh.

3. Xác định năng lực cần đánh giá

Sau khi đã xác định thành công những mục đích và chuẩn hóa lại các chức năng trong doanh nghiệp thì nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện tiếp theo là xây dựng khung cấu trúc năng lực chung.

Nhà quản trị có thể sử dụng hai cách sau đây để xây dựng mô hình khung cấu trúc năng lực cho doanh nghiệp của mình:

  • Cách 1: Dựa trên kinh nghiệm từ quá trình quản lý nhân sự của công ty/doanh nghiệp để xây dựng một bộ khung năng lực riêng.
  • Cách 2: Nếu như muốn tiết kiệm chi phí hơn thì hãy chọn các bộ khung năng lực mẫu đã có sẵn nhưng lưu ý là phải phù hợp với công ty/doanh nghiệp của mình.

4. Sắp xếp năng lực nhân sự cho phù hợp với từng vị trí

Đây là một bước khá quan trọng bởi lẽ muốn quản lý nguồn nhân lực tối ưu nhất thì doanh nghiệp phải xác định được năng lực và nhiệm vụ cần thiết để từ đó phân bổ nhân sự sao cho phù hợp với từng vị trí ở trong công ty.

Các chỉ số này khi được xác định một cách rõ ràng, minh bạch thì việc thực hiện đánh giá năng lực nhân sự bằng mô hình khung cấu trúc năng lực sẽ trở nên dễ dàng hơn.

5. Đánh giá năng lực theo khung năng lực lãnh đạo

Để khung năng lực lãnh đạo được đưa vào áp dụng trong doanh nghiệp thì cần phải đánh giá lại các năng lực dựa trên những công cụ đánh giá năng lực của mỗi một cá nhân, phương pháp đào tạo và phát triển của mỗi loại năng lực.

Trên cơ sở của kết quả thu được, nhà quản trị có thể dùng nó để xây dựng chương trình phát triển năng lực cụ thể hơn cho từng cá nhân của doanh nghiệp.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về khung năng lực của lãnh đạo cũng như cách xây dựng khung năng lực lãnh đạo với từng ví dụ cụ thể. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho các nhà quản trị trong quá trình kinh doanh và vận hành công ty, doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *