Mồng 4️⃣
Muốn TÁI TẠO TỔ CHỨC thì cần phải KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC.
Ai thuộc phòng hoặc Ban kiểm soát Nội bộ nên đọc!
Năm nay mua 3 quyển sách này, không biết có điềm gì không? : o
1. Sơ đồ tổ chức:
- Ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị
- Ban gồm các nhân viên thuộc ban và thành viên chỉ đạo.
- Thành viên chỉ đạo là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, các phó giám đốc và trưởng ban kiểm soát.
2. Chức năng của Ban kiểm soát:
- Chỉ đạo, đôn đốc, điều hoà, phối hợp các cổ đông đang làm việc tại công ty, hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các quy định kiểm soát nội bộ.
- Thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chương trình làm việc hằng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát nội bộ.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, quy định kiểm soát nội bộ từng mảng lĩnh vực.
- Phòng, chống suy thoái, không tuân thủ về văn hoá, các tư tưởng tiêu cực về tổ chức.
- Kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, yêu cầu các bên xử lý kỷ luật đồng bộ.
- Tập trung giám định trách nhiệm vật chất và thu hồi tài sản thất thoát.
- Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về kiểm soát nội bộ, xử lý các hành vi lợi dụng ban kiểm soát để đấu đá nội bộ.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Hội đồng quản trị về tình hình, kết quả công tác kiểm soát nội bộ và việc thực hiện chức năng, quyền hạn của Ban kiểm soát.
3. Quyền hạn của Ban:
3.1 Quyền quyết định:
- Yêu cầu các phòng ban báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác tự kiểm soát nội bộ.
- Yêu cầu các phòng ban thực hiện các hoạt động kiểm soát chuyên môn khi có dấu hiệu vi phạm.
- Yêu cầu các phòng ban hoặc trực tiếp xử lý đối với một số vụ, việc cụ vi phạm quy định.
- Yêu cầu các phòng ban xử lý cá nhân vi phạm nội quy nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật.
- Ðược sử dụng bộ máy tổ chức, nhân viên các bộ phận có liên quan để phục vụ nhiệm vụ kiểm soát nội bộ khi cần thiết.
3.2 Quyền đề xuất:
- Kiến nghị với Hội đồng quản trị xem xét, quyết định hoặc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận có thẩm quyền xử lý nhân viên có dấu hiệu vi phạm nội quy quy định hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động kiểm soát nội bộ.
Nguồn tham khảo: Quy định 163-qđ/tw 2013
Tái bút:
- Theo Điều 39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ luật kế toán 2015
Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
- Khi tôi đi tư vấn, các công ty nếu có phòng (hay ban) kiểm soát thường làm 2 việc: Kiểm soát tuân thủ (giống như các hoạt động ở trên) và Kiểm soát tài chính (giống như kiểm soát nội bộ trong luật kế toán).
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tái tạo hệ thống QTNS bài bản