OKR là phương pháp có thể kiểm soát và quản trị hiệu suất làm việc của nhân viên một cách hiệu quả. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng ứng dụng thành công OKR vào thực tế. Trong bài viết này, cùng Blognhansu điểm qua những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp thường gặp phải khi chuyển đổi và triển khai OKR nhé!
1. 3 khó khăn khi chuyển đổi phương pháp quản trị sang OKR
1.1 Nội bộ chưa đủ niềm tin về phương pháp mới
Một trong những khó khăn hàng đầu khi triển khai OKR không phải là công cụ hay phương pháp mà về niềm tin. Trong trường hợp phương pháp quản trị trước của doanh nghiệp không còn mang lại hiệu quả, nhưng các nhà quản trị vẫn chưa thực sự tin tưởng áp dụng cái mới do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Cho dù nguyên nhân là gì, việc thiếu niềm tin chính là bước đầu dẫn đến những thất bại trong triển khai OKR trong doanh nghiệp. Có thể nói đây là khó khăn lớn nhất bởi nó liên quan đến tư duy quản trị, tư duy đổi mới của chính nhà lãnh đạo.
1.2 Chưa nhận thấy hiệu quả của phương pháp OKR
KPI và OKR đều là những phương pháp quản trị mục tiêu để quản lý, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Trước đó, khi doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp KPI nhưng chưa nhận được nhiều giá trị, nhà quản trị có thể đánh giá thấp hiệu quả công cụ quản trị khác, kể cả OKR.
Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp đã triển khai OKR nhưng không nhận thấy lợi ích của phương pháp mới. Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp đã áp dụng sai cách, chưa tìm được phương thức phù hợp, … Do đó, những giá trị của OKR chưa được phát huy. Quy mô của mỗi công ty cũng khác nhau nên việc theo dõi OKR là một thách thức.
1.3 Doanh nghiệp đã quen thuộc với phương pháp cũ
Khi nhà quản trị chưa thể giải thích lý do tiến hành chuyển đổi sang phương pháp mới cho nhân viên thì tư duy cũ của họ chính là rào cản lớn. Nhân viên sẽ nhận thấy hệ thống này không mang lại giá trị cho việc mà chỉ là phương thức nhằm kiểm soát một cách chặt chẽ hơn với hàng loạt danh mục mục tiêu - kết quả.
2. Khó khăn trong quá trình vận hành OKR
Ngay cả khi đã chuyển đổi từ phương pháp cũ sang phương pháp OKR, nhà quản trị vẫn phải đối diện với một số thách thức. Một số khó khăn trong triển khai OKR có thể kể tới như:
- Tư duy của nhà quản trị và ban lãnh đạo.
- Đội ngũ OKR champion chưa nắm được rõ ràng phương pháp vận hành OKR vào trong thực tế.
- Hệ thống Total Rewards chưa ghi nhận kịp thời và phù hợp.
- Chưa có công cụ kiểm soát quá trình thực hiện trong doanh nghiệp.
3. Lưu ý khi triển khai OKR trong doanh nghiệp
Sự thay đổi về phương pháp quản trị không phải vấn đề quá lớn, điều quan trọng là nhà quản trị và nhân viên đều phải chấp nhận thay đổi thói quen, nhận định, … chưa phù hợp. Từ đó, mới có thể gặt hái những kết quả tích cực khi chuyển sang mô hình OKR.
Thành công hay thất bại khi chuyển đổi sang phương pháp mới phụ thuộc vào sẵn sàng và quyết tâm của ban lãnh đạo. Bất kỳ chuyển đổi nào cũng cần có thời trang để chứng minh cũng như đo lường hiệu quả. Vậy nên, nhà quản trị phải hiểu rõ về bản chất và lợi ích của phương pháp OKR. Đồng thời, nắm rõ những thách thức và khó khăn có thể đối diện để kiểm soát chúng. Qua đó, tránh những thất bại khi triển khai OKR.
Nhìn chung, để vận hành OKR hiệu quả, người triển khai và giám sát OKR cần hiểu rõ những thách thức để có sự chuẩn bị tốt nhất. Doanh nghiệp từ đó có thể nhận ra những lợi ích từ phương pháp quản trị mục tiêu tối ưu nhất.
Lời kết,
Với bất kỳ phương pháp quản trị nào, trong quá trình xây dựng và triển khai, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ hiểu về những thách thức khi triển khai OKR và tìm được công cụ quản trị tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.