“Xây dựng thang bảng lương như thế nào là hợp lý đối với doanh nghiệp nhỏ?” Cùng Blognhansu tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này trong bài viết hôm này nhé! Nếu bạn đang gặp khó trong công việc này thì đừng bỏ qua đấy.
1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định như sau:
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
- Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”
Do đó, khi tiến hành xây dựng thang bảng lương thì doanh nghiệp cần:
- Doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương.
- Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
- Nếu doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Không phải nộp cho Phòng LĐTBXH mà chỉ cần xây dựng và lưu lại tại Doanh nghiệp để khi nào cơ quan Nhà nước yêu cầu thì giải trình.
2. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương
Hồ sơ xây dựng thang bảng lương bao gồm:
- Hệ thống thang bảng lương
- Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
- Biên bản tham khảo ý kiến của đại diện người lao động (đối với doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động)
- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
- Quy chế tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp
3. Cách xây dựng thang bảng lương đối với doanh nghiệp nhỏ
Để xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp cần tham khảo Điều 90 và 91 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14. Cụ thể:
“- Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.”
3.1 Xác định sơ đồ tổ chức
Việc đầu tiên trong quá trình xây dựng thang bảng lương là xác định sơ đồ tổ chức. Việc xác định sơ đồ này không phải dễ nhưng cũng không khó. Vì sơ đồ tổ chức chính là một công cụ để giúp tổ chức thực thi chiến lược.
Để hoàn thiện sơ đồ tổ chức cơ bản, bạn cần phải biết:
- Quy trình (lưu đồ) tổng thể công việc theo dòng chảy công việc (khách hàng, sản xuất/dịch, tài chính, nhân sự, …)
- Từ quy trình tổng thể hình thành ma trận chức năng - bảng excel phân bổ công việc do bộ phận nào chịu trách nhiệm chính tham gia, hỗ trợ.
3.2 Xác định chi tiết các vị trí của từng bộ phận trong tổ chức
Đơn giản là bạn xác định số lượng và tên các vị trí. Tổng quan là các vị trí được liệt kê ra làm gì và chịu trách nhiệm công việc gì. Việc này dùng để xem “trọng lượng” của các vị trí ra sao và đánh giá xem bạn nhân sự nắm được công việc trong tổ chức đến đâu.
3.3 Xác định định mức chi phí cho các bộ phận là bao nhiêu %/tổng doanh thu dự kiến
Con số định mức chi phí này chính là nhân tố quan trọng phục vụ cho việc xây dựng thang bảng lương. Nếu không có định mức chi phí, xây dựng bảng lương vẫn được nhưng sẽ không có cơ sở để tính thử thang bảng lương và các chính sách lương có hợp lý hay không.
3.4 Xây dựng thang bảng lương và chính sách chi trả, tăng, giảm lương thưởng
Công việc này là xây dựng thang bảng lương (CEO, nhân sự, tư vấn, …) đi từng phòng một. Cách thức này giúp lãnh đạo không bỏ lỡ bất kỳ phòng ban nào trong quá trình thực hiện, tạo sự liên kết, công bằng giữa các phòng ban, bộ phận.
Bước 1: Cung cấp số liệu
Thông thường, trong quá trình bàn bạc xây dựng thang bảng lương thì bộ phận nhân sự sẽ chiếu bảng lương lên màn hình để mọi người cùng xem. Tuy nhiên, nếu không thể chiếu được, bạn có thể cung cấp vài con số trung bình. Đây là những con số dùng để làm căn cứ tiến hành xây dựng.
Bước 2: Đề xuất phương án trả lương theo hình thức 3P
Là một phương pháp trả lương hàng đầu thế giới, lương 3P được khuyên dùng trong nhiều doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống 3P được tính toán như sau:
Tổng thu nhập = P1 + P2 + P3
- Lương P1: lương cơ bản và điều chỉnh tương ứng với vị trí có mức lương cơ bản thấp nhất
- Lương P2: lương năng lực
- Lương P3 (thưởng): phần nhận được khi hoàn thành KPI
Bước 3: Sử dụng Excel vẽ ra ma trận
Trong sheet sẽ có các cột như STT, bậc, lương P1, lương P2, thưởng P3 full, thưởng tháng, thưởng quý, thưởng 6 tháng, phúc lợi (phúc lợi + phụ cấp) và quy đổi bậc ra năm kinh nghiệm.
Lời kết,
Trên đây là cách xây dựng thang bảng lương đơn giản, hiệu quả. Nếu bạn đang “mắc” trong quá trình này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!