Mối quan hệ trong cấu trúc mô hình BSC là gì?

Cấu trúc của Thẻ điểm cân bằng BSC là gì? Và mối quan hệ giữa những thước đo này như thế nào? Cùng Blognhansu “làm sáng tỏ” trong bài viết này nhé!

1. Sơ lược về Thẻ điểm cân bằng (BSC) là gì?

Trước khi chúng ta nói về khái niệm BSC là gì, cùng blognhansu tìm hiểu nguồn gốc của Thẻ điểm cân bằng (BSC) nhé! Thẻ điểm cân bằng (BSC) được phát triển năm đầu thập kỷ 90 (1990) bởi Robert Kaplan và David Norton.

Hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan và Norton của trường Đại học Harvard đã nhận thấy một vấn đề khá nghiêm trọng. Đó là các doanh nghiệp có xu hướng quản lý hoạt động kinh doanh bằng các chỉ tiêu tài chính. Nó chỉ phản ánh bạn đã làm được gì chứ không giúp bạn biết được sẽ đi đến đâu. Nghĩa là những chỉ số tài chính chỉ giúp cho chúng ta biết được điều gì đã xảy ra, nhưng không có tính dự đoán về tương lai hoạt động của doanh nghiệp.

Các công ty thì ngày càng cần một hệ thống đo lường tiên tiến và chi tiết hơn, gắn kết với chiến lược kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp biết rằng mình đang đi như thế nào và có thể đạt được mục tiêu hay không.

Vậy nên, Kaplan và Norton đã phát triển mô hình BSC là gì - là một hệ thống chỉ số ở tầm chiến lược. Mục đích là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với 4 khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập & phát triển.

2. BSC là gì?

“BSC (Thẻ điểm cân bằng) là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh”.

Giải thích rõ hơn về khái niệm BSC là gì, đây là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra.

Ý nghĩa của “balanced” (cân bằng) trong BSC thể hiện ở việc cân đối các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tài chính và các yếu tố phi tài chính, các chi tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả hay các hoạt động hướng ra xã hội và các hoạt động được thực hiện cho nội bộ.

3. Cấu trúc mô hình BSC là gì?

Câu trúc của BSC là gì? Mô hình BSC (Thẻ điểm cân bằng) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả, năng suất hoạt động doanh nghiệp. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có sự liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đặt ra từ trước.

3.1 Thước đo tài chính (Financial)

Với thước đo này, BSC giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận thu về, lợi tức đầu tư, tốc độ tăng trưởng doanh thu, … Mặc dù không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo đếm được ngay sau khi thực hiện nhưng chúng là sự xác nhận cho hiệu quả của hoạt động đó.

Giai đoạn trước, doanh nghiệp dùng một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động đó là số tiền thu/kiếm được. Con số này lớn có nghĩa là doanh nghiệp đang rất ổn, còn ngược lại đồng nghĩa với nguy cơ sụp đổ doanh nghiệp.

Nhưng BSC là gì trong thời hiện đại, tài chính không còn là thước đo duy nhất mà bạn cần quan tâm nữa. Chúng chỉ là một phần nhỏ trong quy trình tổng thể. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể thu về rất nhiều tiền nhưng vẫn tồn tại các rủi ro gây phá sản.

3.2 Thước đo khách hàng (Customer)

Sự hài lòng của khách hàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Tại sao? Bởi chính họ là người sẽ tạo nên doanh thu của cả hiện tại và tương lai. Thước đo của BSC là gì nhằm trả lời câu hỏi: khách hàng đang thấy doanh nghiệp như thế nào? Từ đây, bạn dễ dàng đưa ra các mục tiêu và kế hoạch thực hiện tập trung vào độ hài lòng của khách hàng.

Để có được nhận định chính xác về quan điểm đánh giá của khách hàng, doanh nghiệp có thể dựa vào bộ khung các câu hỏi sau:

  • Đó đúng là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
  • Họ có cảm thấy thích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không?
  • % phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ là bao nhiêu?
  • Trong phản hồi có bao nhiêu % tích cực và % tiêu cực?
  • Họ có so sánh giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh? Họ so sánh như thế nào?

3.3 Thước đo quá trình hoạt động nội bộ (Internal Business Processes)

Rõ ràng nội bộ chính là một phần không thể thiếu trong tổ chức. Một doanh nghiệp hoạt động trơn tru phải nhờ vào quá trình làm việc và vận hành của đội ngũ nhân viên. Thước đo quá trình hoạt động nội bộ dựa trên BSC là gì giúp doanh nghiệp tự đánh giá, rà soát và rút ra bài học.

Nói cách khác, thước đo quá trình nội bộ giúp đo lường chỉ số trong quá trình trọng tâm trong doanh nghiệp. Ví dụ như hiệu suất, tỉ lệ sai sót, thời gian chu trình, … Bên cạnh đó, thước đo này còn bao gồm năng lực hoạt động, thời gian phản hồi đơn hàng, thay đổi kỹ thuật.

Doanh nghiệp cần rà soát thường xuyên các quy trình nội bộ để phân loại đâu là bộ phận đã làm tốt và đưa là điều chưa phù hợp. Tiếp theo, hay đưa nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng của quá trình hoạt động nội bộ vào trở thành một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vậy BSC là gì, bạn đã hiểu chưa?

3.4 Thước đo học tập & phát triển (Learning & Growth)

Một trong những yếu tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp đó là chất lượng nguồn nhân lực và công cụ hỗ trợ làm việc. Đặc biệt là không có con số cụ thể và giới hạn nào cho thước đo này. Mọi nhân tố đều có thể học tập, trau dồi tốt hơn song hành với sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ. BSC là gì trong thước đo này?

Bạn hãy xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan tới năng lực, năng suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Và chắc chắn bạn sẽ nhận được lời giải cho bài toán: Làm thế nào doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất và tạo ra giá trị nhiều nhất?

4. Mối quan hệ giữa các thước đo trong Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Khi xây dựng BSC là gì trong những ngày đầu tiên, 4 thước đo kể trên độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ quả một số tiêu chí trong đó. Nhưng trên thực tế, chúng đều quan trọng như nhau và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.

Dựa trên mô hình, quy trình hoàn thiện các thước đo trong Thẻ điểm cân bằng (BSC) được thực hiện từ dưới lên trên (hoặc có thể từ trên xuống dưới). Nghĩa là mỗi thành phần trong mô hình được hoàn thiện bởi một hoặc nhiều mô hình trước đó.

Chẳng hạn, doanh nghiệp tập trung đào tạo nhân viên và xây dựng nền văn hóa chia sẻ hiện đại (thước đo học tập & phát triển), và hoạt động năng suất hơn (thước đo quá trình hoạt động nội bộ). Nhờ nền tảng nội bộ bền vững, doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra giá trị và chăm sóc khách hàng tốt hơn (thước đo khách hàng).

Một khi khách hàng cảm thấy hài lòng thì chắc chắn họ sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn doanh thu và lợi nhuận tuyệt vời. BSC là gì với 4 yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, từng yếu tố mục tiêu trong 4 thước đo cũng có thể có mối quan hệ nhân - quả với nhau. Ví dụ: trong thước đo tài chính, việc giảm chi phí và tăng doanh thu đều dẫn tới một mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận.

Lời kết,

BSC là gì? BSC là một công cụ quản trị mạnh mẽ để cải thiện tình hình hiện tại trong doanh nghiệp và định hướng các chiến lược quan trọng và khả thi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *