Bật mí 3 điểm cốt lõi của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

BSC được biết đến là một công cụ quản lý được sử dụng bởi rất nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình khác nhau. Vậy Thẻ điểm cân bằng là gì và những điểm cốt lõi cần nắm trong hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp như thế nào? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Thẻ điểm cân bằng (BSC) là gì?

Định nghĩa của Thẻ điểm cân bằng (BSC): “BSC là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh”.

Qua quá trình áp dụng, Thẻ điểm cân bằng (BSC) đã đạt được thành tích đáng nể:

+ BSC được coi là một trong những ý tưởng kinh doanh có sức ảnh hưởng lớn nhất được trình bày tại Harvard Business Review.

+ BSC đã xuất hiện và được áp dụng tại hơn 100 quốc gia.

+ BSC được áp dụng bởi hơn 50% các công ty lớn của Mỹ theo Gartner Group và hơn 60% công ty thuộc Fortune 500 dựa trên nghiên cứu Bain & Co.

+ Theo hiệp hội BSC Hoa Kỳ, có tới 65% trong số 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới đã áp dụng BSC vào quản trị chiến lược. BSC được đánh giá ở mức hiệu quả cực kỳ cao và rất cao bởi 73% doanh nghiệp áp dụng (theo khảo sát toàn cầu của 2GC).

+ Theo Bain & Co, vào năm 2012, trong top 10 công cụ quản trị được sử dụng rộng rãi nhất, BSC đứng ở vị trí thứ 5 và đứng thứ 6 vào năm 2014.

Tại Việt Nam, Thẻ điểm cân bằng (BSC) bắt đầu du nhập từ năm 2002. Và hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng BSC như một công cụ quản trị không thể thiếu.

2. Lịch sử hình thành Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Thẻ điểm cân bằng (BSC) phát triển năm đầu thập kỷ 90 bởi David Norton và Robert Kaplan như một phương pháp để đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức bằng cách sử dụng bộ thước đo hiệu suất cân bằng hơn.

Vào thời điểm đó, các doanh nghiệp có xu hướng quản lý hoạt động kinh doanh bằng chỉ tiêu tài chính. Nhưng nó chỉ phản ánh bạn đã làm được gì chứ không giúp bạn biết được sẽ đi đến đâu. Tổ chức ngày càng cần một hệ thống đo lường tiên tiến và chi tiết hơn, gắn kết với chiến lược kinh doanh. Từ đó biết được doanh nghiệp đang đi như thế nào và có thể đạt được mục tiêu hay không.

3. Cấu trúc mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC)

3.1 4 thước đo trong Thẻ điểm cân bằng

Mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC) bao gồm 4 yếu tố tạo thành là Khách hàng, Tài chính, Kinh doanh nội bộ và Học tập & Phát triển. Bốn thước đo liên kết và có mối quan hệ tác động, hỗ trợ lẫn nhau.

# Thước đo khách hàng (Customer)

Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ và vai trò khác nhau để phục vụ cho từng trải nghiệm khách hàng trên thị trường. Nó được thể hiện ở một nhóm mục tiêu, cụ thể là khía cạnh khách hàng.

Để đo lường BSC, cần đưa ra khảo sát để giám sát mức độ thỏa mãn, hài lòng khách hàng. Trong đó là kiểm tra xem liệu các hoạt động có đáp ứng nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi hay không?, số lượng khách hàng mới là bao nhiêu?, …

# Thước đo tài chính (Financial)

Thước đo tài chính trong Thẻ điểm cân bằng vận hành như thế nào. Nó giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính như vốn, lợi nhuận, nợ, tăng trưởng, dòng tiền hoạt động, …

Không chỉ vậy, thước đo tài chính còn có các chi phí cố định, chi phí khấu hao, doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, … Có thể thấy, tài chính là thước đo dễ dàng nhất để đánh giá hiệu quả của một chiến lược.

# Thước đo kinh doanh nội bộ (Business Processes)

Từ những quan điểm của các quy trình nội bộ, bạn cần đặt câu hỏi rằng quy trình nào sẽ giúp gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng phần lớn được thể hiện qua hiệu suất hướng tới khách hàng do có sự liên kết tối ưu giữa các quá trình, hoạt động và quyết định.

# Thước đo học tập và phát triển (Learning & Growth)

Một nhân tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp đó là chất lượng nguồn nhân lực và công cụ hỗ trợ làm việc. Đặc biệt là không có con số cụ thể và giới hạn nào đối với thước đo này. Mọi yếu tố đều có thể học tập, trau dồi tốt hơn song hành với sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ.

Bạn hãy xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan tới năng lực, năng suất làm việc của nhân viên. Và chắc chắn bạn sẽ nhận được lời giải cho bài toán: “Làm thế nào để doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất và tạo ra giá trị nhiều nhất?”

3.2 Mối quan hệ giữa các thước đo trong mô hình BSC

Khi xây dựng BSC trong những ngày đầu tiên, 4 thước đo kể trên độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ quả một số tiêu chí trong đó. Nhưng trên thực tế, chúng đều quan trọng như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

Dựa theo mô hình, quy trình hoàn thiện các thước đo trong Thẻ điểm cân bằng được thực hiện từ dưới lên trên (hoặc có thể từ trên xuống dưới). Nghĩa là mỗi thành phần trong mô hình được hoàn thiện bởi một hoặc nhiều mô hình đi trước.

Chẳng hạn, doanh nghiệp hướng tới đào tạo nhân viên và xây dựng nền văn hóa chia sẻ hiện đại (thước đo học tập & phát triển), và hoạt động năng suất hơn (thước đo quá trình hoạt động nội bộ). Nhờ nền tảng nội bộ bền vững, tổ chức sẽ tạo ra giá trị và chăm sóc khách hàng tốt hơn (thước đo khách hàng).

Một khi khách hàng cảm thấy hài lòng thì chắc chắn họ sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp lâu dài. Đây chính là nguồn doanh thu và lợi nhuận của tổ chức.

Lời kết,

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là công cụ tập trung vào sự dài hạn và gắn yếu tố tài chính với chiến lược phát triển. Do đó, BSC chính là công cụ quản trị chiến lược hàng đầu của thế kỷ 21. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về BSC, hãy để lại bên dưới phần bình luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *