Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) trong doanh nghiệp

BSC là một công cụ quản trị hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng với các loại hình khác nhau. Bài viết này của Blognhansu sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp BSC và ứng dụng của Thẻ điểm cân bằng (BSC) đối với doanh nghiệp hiện nay.

1. Thẻ điểm cân bằng (BSC) là gì?

Phương pháp BSC (Balanced Scorecard) hay Thẻ điểm cân bằng/Bảng điểm cân bằng là một hệ thống được phát triển để giúp tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh. BSC là công cụ quản trị chiến lược hàng đầu của thế kỷ 21. Phương pháp này tập trung vào sự dài hạn, gắn yếu tố tài chính với chiến lược phát triển.

2. Lợi ích của phương pháp BSC đối với doanh nghiệp

Có thể thấy, thẻ điểm cân bằng (BSC) mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như người lao động. BSC không chỉ giúp nhà quản lý tiết kiệm tài nguyên, thời gian và tiền bạc mà còn giúp tổ chức thể hiện rõ ràng và hành động theo đúng tầm nhìn, chiến lược.

2.1 Xây dựng kế hoạch chiến lược tốt hơn

Lợi ích quan trọng nhất của BSC có lẽ là cung cấp một khuôn khổ giúp xây dựng và truyền đạt chiến lược. Dựa trên mô hình kinh doanh trong bản đồ chiến lược giá, nhà quản lý xem xét mối quan hệ nguyên nhân, kết quả giữa các mục tiêu chiến lược khác nhau.

2.2 Cải thiện và nâng cao hiệu suất báo cáo

Thẻ điểm cân bằng (BSC) có vai trò thiết kế báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Từ đó, đảm bảo được việc quản lý báo cáo tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng và giúp các công ty giám sát việc thực hiện kế hoạch của nhân viên.

2.3 Liên kết các dự án và sáng kiến tốt hơn

Một trong những lợi ích của BSC là giúp tổ chức vạch ra các dự án, sáng kiến cho các chiến lược và mục tiêu khác nhau. Vậy nên, các dự án hay sáng kiến đều có sự tập trung chặt chẽ vào việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược hiệu quả.

2.4 Liên kết tổ chức tốt hơn

Bên cạnh đó, BSC giúp các công ty điều chỉnh tốt hơn cơ cấu tổ chức cùng với các chiến lược, mục tiêu. Muốn thực hiện tốt kế hoạch, tổ chức cần đảm bảo rằng các đơn vị kinh doanh và chức năng hỗ trợ đều đang làm việc và hướng tới một mục tiêu chung.

3. Ví dụ phương pháp BSC

Trong bài báo năm 1993, Kaplan và Norton đã đưa ra các ví dụ về cách một số công ty áp dụng thẻ điểm cân bằng. Nghiên cứu thú vị nhất có lẽ là Apple.

Apple (lúc này được gọi là Apple Computer) đã phát triển thẻ điểm cân bằng (BSC) để mở rộng trọng tâm của quản lý cấp cao, bên cạnh các chỉ số như tỷ suất lợi nhuận gộp, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và thị phần.

Những điểm nổi bật trong kế hoạch BSC của Apple:

+ Apple muốn thay đổi từ một công ty tập trung vào sản phẩm và công nghệ sang một công ty lấy khách hàng làm trung tâm.

+ Các giám đốc điều hành của Apple muốn nhân viên tập trung vào một số năng lực chính như kiến trúc phần mềm mạnh mẽ, giao diện thân thiện với người dùng và hệ thống phân phối hiệu quả.

+ Apple muốn đo lường cam kết và sự phù hợp của nhân viên với các mục tiêu chiến lược. Công ty đã triển khai các cuộc khảo sát toàn diện về nhân viên, các cuộc khảo sát nhỏ hơn về những nhân viên được chọn ngẫu nhiên. Mục đích là đo lường mức độ hiểu biết của nhân viên về chiến lược của công ty và kết quả họ được quản lý yêu cầu có thích hợp với chiến lược đó không.

+ Với ban lãnh đạo cấp cao, thị phần đóng vai trò hàng đầu. Không chỉ với tăng trưởng doanh thu mà còn là yếu tố thu hút và giữ chân các nhà phát triển phần phầm.

4. Ứng dụng phương pháp BSC trong doanh nghiệp

4.1 Kiểm soát chặt chẽ các dữ liệu cần thiết

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề quá tải dữ liệu. Vì vậy, bước đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược và đưa nó vào một nền tảng tập trung. Nhờ thế, bạn có thể xác định được một tập hợp các thước đo cho những người liên quan và biết họ đang làm như thế nào.

Cụ thể:

a, Giới hạn số lượng các thẻ điểm cân bằng (BSC) để có thể quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn nên giới hạn 10 - 15 chiến lược để có thể tập trung vào các chiến lược một cách tốt nhất.

b, Chuẩn bị trước các câu hỏi về yếu tố, mục tiêu trước khi cuộc họp diễn ra. Chẳng hạn, nếu số lượt xem giảm thì nguyên nhân là gì và cách khắc phục như thế nào.

c, Gửi tài liệu và trả lời các câu hỏi đã đặt ra trước 1 - 2 ngày tại các cuộc họp và nhắc nhở mọi người cần phải đọc và hiểu trước khi tham gia cuộc họp.

d, Đưa ra các quyết định để đánh giá chiến lược, ghi chép lại những quyết định và yêu cầu mọi người thực hiện về những quyết định đã được đưa ra. Đồng thời, theo dõi các mục hành động và các dấu mốc quan trọng của dự án.

4.2 Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Để đo lường và đánh giá mục tiêu chính xác, bạn có thể sử dụng hệ thống ký hiệu với nhiều sắc màu khác nhau để đánh dấu các yếu tố mục tiêu. Ví dụ về thẻ điểm cân bằng (BSC) trong phần này:

+ Màu đỏ có ý nghĩa là một thước đo mục tiêu cần được trợ giúp thêm hoặc một số nguồn lực bên ngoài được phân bổ để đưa mọi thứ đi đúng hướng.

+ Màu vàng có nghĩa là mục tiêu hoặc thước đo sắp đi đúng quỹ đạo hoặc có thể tự điều chỉnh.

+ Màu xanh lục có nghĩa là mọi thứ đang đi đúng hướng - mục tiêu đã đưa ra.

Việc đánh giá cần thể hiện sự khách quan, chính xác. Nếu cần bạn có thể thành lập các hội đồng đánh giá.

4.3 Dựa theo KPI để đánh giá định kỳ các mục tiêu

KPI được xem là một công cụ quản lý hiệu suất hiệu quả giúp bạn giao trách nhiệm cho nhân viên và là tiêu chí để đánh giá họ đã làm đúng chiến lược chưa.

Muốn đạt hiệu quả tốt, hãy áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) và KPI. Phụ thuộc các yếu tố mục tiêu mà doanh nghiệp có thể đặt KPI khác nhau. Qua đó, bạn có thể kiểm soát tốt công việc và điều chỉnh hợp lý.

4.4 Kết nối các mục tiêu với nhau

Với chiến lược, kế hoạch đã đề ra, bạn sử dụng phương pháp BSC để đo lường. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn gắn mục tiêu nào đó. Do đó, doanh nghiệp nên giao nhiệm vụ kèm KPI cho nhân viên. Cuối cùng là kết nối các mục tiêu với nhau bằng mũi tên, giúp đo lường chính xác nhất.

Lời kết,

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thẻ điểm cân bằng (BSC) như BSC là gì, lợi ích của BSC và ứng dụng của BSC trong doanh nghiệp. Có thể nói, BSC là công cụ quản trị hiệu suất hàng đầu, giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và đột phá để đem lại sự thành công, phát triển bền vững ở môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *