BSC là gì? Lịch sử lý thuyết và lợi ích của BSC đối với doanh nghiệp

Với những người mới tiếp cận với BSC (Balanced Scorecard) thường đặt câu hỏi: BSC là gì và có vai trò, lợi ích gì trong doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giải thích thêm về công cụ BSC nhé!

1. BSC là gì?

BSC là gì, BSC là từ viết tắt của thuật ngữ Balanced Scorecard (thẻ điểm cân bằng, thẻ cân bằng điểm). Hiểu đơn giản, BSC giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu, chiến lược của mình. Mục đích ban đầu của BSC là cân bằng các chỉ số tài chính với định hướng giá trị trong tương lai của đơn vị.

Bên cạnh đó, BSC còn là “công cụ” cung cấp thông tin nhanh chóng về tiến trình thực thi các mục tiêu cụ thể. Có thể xem BSC là bộ khung xương, là nền tảng để tổ chức đánh giá hiệu suất. Nó giúp doanh nghiệp quản trị chiến lược và đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời.

BSC và những thành tích đáng kinh ngạc

- Theo Gartner Group, BSC là công cụ được thực thi ở hơn 50% doanh nghiệp lớn tại Mỹ.
- BSC được công nhận là một trong những ý tưởng kinh doanh có tầm ảnh hưởng lớn nhất từng được trình bày ở Harvard Business Review.
- Số liệu thống kê của hiệp hội BSC Hoa Kỳ cho thấy 65% trong số 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới đã sử dụng BSC vào quản trị chiến lược.
- Theo Nghiên cứu của Bain & Co, năm 2012, BSC ở vị trí thứ 5 trong top 10 công cụ quản trị được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới. BSC đã xuất hiện và được sử dụng tại hơn 100 quốc gia.
- Theo khảo sát toàn cầu của 2GC, BSC được 73 doanh nghiệp từng vận dụng đánh giá là giúp đạt hiệu quả cao.
- Năm 2014, BSC đứng thứ 6 trong top 10 công cụ quản trị được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.

2. Lịch sử, nguồn gốc hình thành BSC (Thẻ điểm cân bằng)

Khi tìm hiểu về BSC là gì, bạn sẽ biết được lịch sử lý thuyết của công cụ này. BSC hay Thẻ điểm cân bằng ban đầu được phát triển bởi Tiến sĩ Robert Kaplan của Đại học Harvard và Tiến sĩ David Norton như một công cụ để đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức bằng cách sử dụng bộ thước đo hiệu suất cân bằng hơn.

Trước khi cách tiếp cận mới này ra đời, các công ty chỉ sử dụng hiệu quả tài chính ngắn hạn làm thước đo thành công. “Thẻ điểm công bằng” lúc này đã bổ sung các biện pháp chiến lược phi tài chính để tập trung vào thành công dài hơi.

Phương pháp Thẻ điểm cân bằng giúp quản lý chiến lược và được xây dựng dựa trên tác phẩm của Art Schneiderman tại Analog Devices. Nhận thấy một số điểm yếu và sự mơ hồ của các phương pháp quản lý trước, BSC là gì cung cấp một quy định rõ ràng về những gì các công ty cần đo lường để “cân bằng” quan điểm tài chính.

3. Vai trò và lợi ích của BSC

3.1 Vai trò của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

# BSC là một hệ thống quản lý

BSC là gì? Đó là một hệ thống quản lý chiến lược dùng trong doanh nghiệp.
BSC là phương pháp giúp chuyển chiến lược thành các mục tiêu và hành động cụ thể. Hơn nữa, BSC cũng hỗ trợ doanh nghiệp giám sát, thiết lập và theo dõi các chiến lược. Đồng thời, loại bỏ những thứ thừa thãi, sắp xếp công việc theo mục tiêu chung.

# BSC là một hệ thống đo lường

Vai trò của BSC là gì trong phần này? BSC là thước đo nguồn lực, hoạt động đang triển khai đến đâu và hiệu quả công việc. Nói cách khác, BSC là công cụ đo lường, đánh giá quy trình thực tế với chiến lược đề ra.

BSC cho phép doanh nghiệp nhìn ra tương lai, viễn cảnh của chiến lược đã đề ra. Qua đó, giúp xác định kết quả có đạt được như mục tiêu đã đề ra hay không.

# BSC là công cụ trao đổi thông tin

Nguồn lực là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của doanh nghiệp, công ty. Mỗi nhân viên đều có những kinh nghiệm và kiến thức riêng. Do đó, khi trao đổi và thảo luận với nhau thì khối tri thức đó sẽ càng ngày càng hoàn thiện.

BSC là gì, BSC là công cụ trao đổi thông tin. Nó giúp mỗi người hiểu rõ hơn về chiến thuật, hoạt động cụ thể đang triển khai. Hơn thế, BSC giúp mỗi cá nhân định vị được thương hiệu và vai trò của mình trong doanh nghiệp.

3.2 Lợi ích của BSC với doanh nghiệp

Cùng khám phá những lợi ích của BSC là gì nhé!

# Lập kế hoạch chiến lược chi tiết, hoàn chỉnh

Lợi ích đầu tiên của BSC là cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ giúp xây dựng và truyền đạt chiến lược. BSC thường được sử dụng trong quá trình hoạch định chiến lược, đảm bảo nỗ lực của doanh nghiệp được liên kết với chiến lược với tầm nhìn tổng thể.

# Liên kết các dự án trong doanh nghiệp

Một khi có khung xương, kế hoạch đã có nền móng để bắt đầu quá trình xây dựng. Doanh nghiệp cũng xác định được mục tiêu chung. Từ đó đặt ra các chiến thuật hướng về mục tiêu chúng (đã được xác định). Do đó, các dự án dễ dàng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. BSC là gì đóng vai trò đảm bảo cả hệ thống đang đi đúng hướng.

# Cải thiện hiệu suất báo cáo

Một điều mà có thể bạn chưa biết, BSC là sự tổng hợp hài hòa của kế hoạch. Đây là công cụ giúp báo cáo chi tiết và nhanh gọn. Bên cạnh đó, BSC giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình, sự cố phát sinh cũng như kết quả đạt được.

BSC là cơ sở để xác định những sản phẩm, dịch vụ và công việc cần ưu tiên. Qua đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cải thiện hoạt động kinh doanh.

# Dễ dàng truyền thông cho doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có mục tiêu, chiến lược cố định thì việc triển khai truyền thông trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. BSC giúp nhân viên hiểu rõ kế hoạch nên việc truyền thông nội bộ thuận tiện hơn. Mặt khác, BSC còn giúp đối tác nắm được chiến lược cơ bản của doanh nghiệp bạn, nâng cao hợp tác hai bên.

# Hỗ trợ điều chỉnh quy trình

Nếu bạn đang đau đầu với việc triển khai các quy trình thì BSC là gì sẽ giúp tổ chức triển khai, điều chỉnh các quy trình tổ chức. Cụ thể như lập ngân sách, quản lý rủi ro, phân tích với các ưu tiên chiến lược hiệu quả. Nhờ vậy, tổ chức có thời gian tập trung vào chiến lược quản lý nhân sự, quản lý quy trình chuyên nghiệp.

Lời kết,

BSC hay Thẻ điểm cân bằng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian, tài nguyên và tiền bạc mà còn giúp tổ chức thể hiện rõ ràng và hành động đúng theo chiến lược, tầm nhìn. Vậy bạn đã hiểu BSC là gì chưa?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *