Danh sách (list) những quyển sách về KPI và BSC tại Việt Nam

Một trong những thứ Cường tâm đắc là "Re.PMS - Tư vấn tái tạo Hệ thống QT hiệu suất theo Bscvskpi" với trải nghiệm:
- 4 năm tự ứng dụng trong công ty.
- Hàng nghìn giờ tư vấn triển khai cho nhiều lĩnh vực cả trong nam ngoài bắc.
- Có sách xuất bản.
- Gần trăm lớp đào tạo với chương trình đào tạo đặc biệt theo mô hình doanh nghiệp giả định của học viên.

Và sách là điều không thể thiếu cho trải nghiệm ở trên. Đọc sách để hiểu và phát hiện ra rằng chẳng có cái nào là chuẩn nhất cả. Người đọc phải tự tổng hợp cho riêng mình. Nhưng... thời điểm này những con AI (trí tuệ nhân tạo) đã ra đời để đọc hộ sách và trả lời vô vàn câu hỏi cho con người. Như vậy, một trong những công việc của chuyên gia là "đọc hộ sách rồi trả lời" đã bị mất đi.

Ai giờ mà chỉ đọc mấy quyển sách rồi nói tôi là chuyên gia thì tem tém giúp. Vì đã có AI. Nhưng nếu bạn không muốn thua kém AI thì bạn cũng nên đọc sách. Dưới đây là danh sách (list) những quyển sách về KPI và BSC tại Việt Nam tôi đã mua và đọc. Bạn có thời gian thì mua và sắm cho mình một vài quyển nhé.

1. Tác giả Robert S.Kplan & David P.Norton (Mỹ)
- Bản đồ chiến lược - Startegy Maps - Phan Thị Công Minh & Vũ Minh Tú dịch - Nhà xuất bản trẻ - 2016
- Thẻ điểm cân bằng - Biến chiến lược thành hành động - The Balanced Scorecard -Lê Đình Chi & Trịnh Thanh Thủy dịch - Nhà xuất bản trẻ - 2013
- Thực thi xuất sắc - The Execution Premium - Lương Ngọc Phương Anh dịch - Nhà xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh - 2020
3 quyển trên đều có bản quyền của Pace. Đây có thể gọi là sách dịch phương pháp xây dựng KPI và BSC từ tác giả nguồn sáng tạo ra mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC).

2. David Parmenter (Mỹ)
- KPI - Các chỉ số đo lường hiệu suất - Nguyễn Thị Kim Thương dịch & Lưu Trọng Tuấn hiệu đính - Nhà xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh - 2013- Tinh Văn Media
- KPI - Key Performance Indicators - Thước đo mục tiêu trọng yếu - Mai Chí Trung dịch - Nhà xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh - 2019 - Pace
2 quyển sách nói về một phương pháp làm KPI không cần đi từ chiến lược mà từ những điều quan trọng (CSF). Cách làm hơi khác một chút. Nhưng khi trải nghiệm đủ nhiều chúng ta sẽ thấy cách làm sẽ tương tự như của Kplan. Vì cuối cùng điều quan trọng của công ty (CSF) đó chính là Chiến lược vận hành.

3. Howard Rohm, David Wilsey, Gail Stout Perry, Dan Montgomery (Mỹ)
- 9 bước Triển khai Balanced Scorecard - Đinh Việt Lân dịch - Nhà xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh - 2019 - Pace
Quyển sách này thực ra là viết lại cách làm của Kplan và gần như không có gì khác. Sách chỉ là chi tiết hơn, có hình minh họa để dễ hiểu hơn.

4. Paul R.Niven (Mỹ)
- Balanced Scorecard - Thẻ điểm cân bằng - Trần Phương & Thu Hiền dịch - Nhà xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh - 2013- Tinh Văn Media
Tương tự như trên, sách này cũng là viết lại cách làm của Kplan.

5. Nguyễn Văn Minh (Việt Nam)
- 100 + 25 câu hỏi BSC&KPI - Nhà xuất bản Thanh niên - 2019
Quyển này đọc thì vất vả hơn do tác giả đưa thành dạng hỏi và đáp. Vì thế nếu người không có khả năng tổng hợp thì sẽ thấy khó hiểu. Xem phần phụ lục các biểu mẫu chúng ta sẽ thấy dễ hiểu hơn đôi chút. Phần KPI, tác giả hướng dẫn sử dụng KPI theo dạng ngăn xếp. Cách này rất khổ. Nếu bạn muốn KPI dạng ngăn xếp là gì, vui lòng đọc bài: Tại sao người ta dùng KPI ngăn xếp – đánh giá hiệu quả công việc theo hình chuông?

6. Nguyễn Hùng Cường (Việt Nam)
- Tái tạo Nhân sư - Nâng cấp hệ thống Quản trị hiệu suất tổ chức theo BSCvsKPI - Nhà xuất bản TTvàTT - 2021

Đây là quyển sách được viết thành dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết được viết ra sẽ phải làm sao cho người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó, có đầu có đuôi. Sách có các phần như sau:
PHẦN 1 - QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT (PM) VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG
PHẦN 2 - KINH NGHIỆM TÁI TẠO HỆ THỐNG QUẢN TRỊ HIỆU
PHẦN 3 - PHÂN BIỆT CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KPI
PHẦN 4 - PHỤ LỤC VÍ DỤ TRIỂN KHAI

Chi tiết về sách: Giới thiệu về sách blog nhân sự Q5: “Tái tạo hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp BSC mix JD – KPI

Cách làm được tóm tắt như sau: Tìm ra bản đồ chiến lược cho công ty. Sau đó từ bản đồ tìm ra BSC (các thước đo và chỉ tiêu chiến lược). Có BSC sẽ đến phân bổ các thước đo chiến lược (KGI) cho bộ phận rồi tìm ra các KPI nhỏ hơn của bộ phận phục vụ cho chiến lược, giúp KGI hoàn thành. Có KPI của bộ phận từ chiến lược, tìm thêm các KPI chức năng để tạo thư viện KPI cho bộ phận. Từ thư viện KPI của bộ phận phân bổ KPI cho các vị trí. Cuối cùng rút gọn các KPI để làm thành thẻ KPI cho từng vị trí.

7. Globis, Tsuyoshi Shimada (Nhật)
- 100 chỉ số xây dựng KPI cho Doanh nghiệp - Anh Nguyễn dịch - Nhà xuất bản Hồng Đức - 2022 - Bizbooks
Sách này không viết về cách làm KPI (sách tự nói luôn trong nội dung) vì thế tôi không rõ cách làm. Có vẻ như sách theo mô hình BSC và sau đó từ mô hình BSC sau đó tìm ra các KPI hiệu suất (chia nhỏ KPI) bằng công thức và quy trình. Đọc kỹ hơn thì có vẻ tác giả theo phương pháp tìm KPI theo dòng chảy công việc (KPI lead & KPI lag). Tức là vẽ dòng chảy công việc (quy trình công việc). Mỗi bước trong dòng chảy sẽ có các chỉ tiêu (KPI lead) và bước cuối có KPI lag.

8. Ryuichiro Nakao (Nhật)
- KPI Công cụ Quản lý Nhân sự hiệu quả - Nguyễn Cường dịch - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân - 2020 - 1980Books
Sách này của tác giả người Nhật nên cách làm KPI khá khác. Cách của ông là xây KPI theo dòng chảy của công thức chứ ít dùng chiến lược. Ví dụ: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Doanh thu = sản phẩm x giá bán... Cứ theo công thức là ra chỉ số KPI.

Chúc bạn đọc được hết các sách ở trên.

Nguyễn Hùng Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *