BSC là gì? Vai trò của Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp

BSC là công cụ quản trị không còn xa lạ với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy BSC là gì và vai trò của nó trong doanh nghiệp là thế nào. Cùng Blognhansu “làm sáng tỏ” trong bài viết này nhé!

1. Thuật ngữ BSC là gì?

Trước khi tìm hiểu BSC là gì, cung blognhansu “quay ngược thời gian” để khám phá sự ra đời của Thẻ điểm cân bằng (BSC) nhé!

Thẻ điểm cân bằng (BSC) phát triển năm đầu thập kỷ 90 bởi Robert Kaplan và David Norton như một cách thức để đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức bằng cách sử dụng một bộ thước đo hiệu suất cân bằng hơn.

Vào thời điểm đó, các doanh nghiệp có xu hướng quản lý hoạt động kinh doanh bằng các chỉ tiêu tài chính. Nó chỉ phản ánh bạn đã làm được gì chứ không giúp bạn biết được sẽ đi đến đâu. Các công ty ngày càng cần một hệ thống đo lường tiên tiến và chi tiết hơn, gắn kết với chiến lược kinh doanh. Qua đó biết được doanh nghiệp đang đi như thế nào và có thể đạt được mục tiêu hay không.

Kaplan và Norton chia sẻ về phương pháp tiếp cận mới - Balanced Scorecard (BSC):

“Thẻ điểm cân bằng vẫn giữ các biện pháp tài chính truyền thống. Nhưng các thước đo tài chính kể câu chuyện về những sự kiện trong quá khứ, một câu chuyện thích hợp cho các công ty thời đại công nghiệp mà việc đầu tư vào năng lực dài hạn và mối quan hệ khách hàng không phải là yếu tố quan trọng để thành công. Tuy nhiên, các biện pháp tài chính này không phù hợp để hướng dẫn và đánh giá hành trình mà các công ty thời đại thông tin phải thực hiện để tạo ra giá trị trong tương lai thông qua đầu tư vào khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, quy trình, công nghệ và đổi mới.”

Vậy BSC là gì?

BSC ban đầu được xây dựng như một hệ thống đo lường hiệu quả/thành tích. Nhưng giờ đây, BSC đã được mở rộng thêm!

“BSC là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh”.

2. Cấu trúc của mô hình BSC là gì?

Sau khi tìm hiểu BSC là gì, bạn sẽ biết cấu trúc tạo nên BSC dưới đây. Mô hình Thẻ điểm cân bằng gồm 4 yếu tố tạo thành, liên kết và có mối quan hệ tác động, hỗ trợ lẫn nhau.

Khía cạnh khách hàng (Customer)

Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ, vai trò khác nhau để phục vụ cho từng trải nghiệm khách hàng trên thị trường. Nó được thể hiện ở một nhóm mục tiêu, cụ thể là khách hàng.

Để đo lường BSC là gì, cần đưa ra khảo sát để giám sát mức độ thỏa mãn, hài lòng khách hàng. Trong đó là kiểm tra xem liệu các hoạt động có đáp ứng nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi hay không?, số lượng khách mới là bao nhiêu?, …

Khía cạnh tài chính (Financial)

Thước đo tài chính trong BSC là gì, vận hành như thế nào. Thước đo giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính như vốn, lợi nhuận, nợ, tăng trưởng, dòng tiền hoạt động, …

Bên cạnh đó, thước đo tài chính còn có các chi phí cố định, chi phí khấu hao, doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, … Có thể nói tài chính là thước đo dễ dàng nhất để đánh giá hiệu quả của một chiến lược.

Khía cạnh kinh doanh nội bộ (Internal Business Processes)

Từ những quan điểm của các quy trình nội bộ, bạn cần đặt câu hỏi rằng quy trình nào giúp gia tăng giá trị trong doanh nghiệp. Giá trị gia tăng phần lớn sẽ được thể hiện qua hiệu suất hướng tới khách hàng do có sự liên kết tối ưu giữa các quá trình, hoạt động và quyết định.

Khía cạnh học tập và phát triển (Learning & Growth)

Khả năng học hỏi và đổi mới là minh chứng cho việc tổ chức có quan tâm tới chất lượng nguồn nhân sự, cách quản lý công việc và khả năng phát triển trong môi trường năng động hay không.

Đó cũng là cách doanh nghiệp sử dụng các tri thức của nhân viên để đạt được kết quả tốt nhất. Khía cạnh này sẽ là lợi thế để cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường. Thước đo học tập và phát triển của BSC là gì, là nền tảng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.

3. Vai trò của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

BSC là một hệ thống quản lý, một hệ thống đo lường và một công cụ trao đổi thông tin.

3.1 BSC là một hệ thống quản lý

BSC là gì? Hiểu đơn giản nó đóng vai trò là một hệ thống quản lý chiến lược. Đây là phương pháp giúp chuyển chiến lược thành các mục tiêu và hành động cụ thể.

BSC còn giúp doanh nghiệp giám sát, thiết lập và theo dõi các chiến lược của mình. Đồng thời, BSC loại bỏ những thứ thừa thãi, sắp xếp công việc theo mục tiêu chung.

3.2 BSC là một hệ thống đo lường

BSC là thước đo nguồn lực, hoạt động đang triển khai đến đâu và năng suất, hiệu quả công việc thế nào. BSC cũng là công cụ đo lường, đánh giá quy trình thực tế với chiến lược đề ra. Tóm lại, BSC cho phép doanh nghiệp nhìn ra tương lai và viễn cảnh của chiến lược.

Từ BSC là gì, doanh nghiệp xác định được liệu kết quả có đạt được như mục tiêu đã đề ra hay không. Cùng với KPI, BSC là công cụ giúp biến chiến lược của doanh nghiệp thành hiện thực.

3.3 BSC là một công cụ trao đổi thông tin

Theo một khảo sát gần đây, BSC có vai trò quan trọng để trao đổi thông tin trong doanh nghiệp. Khi chưa áp dụng BSC, dưới 50% nhân viên nhận thức đúng và hiểu về kế hoạch của tổ chức. Và sau một năm thực hiện BSC, đã có gần 87% người hiểu về kế hoạch cụ thể đó.

Do đó, BSC giúp trao đổi thông tin. Nó giúp mọi người hiểu rõ hơn về chiến thuật, hoạt động cụ thể đang diễn ra. BSC hỗ trợ nhân viên định vị được thương hiệu và vai trò trong doanh nghiệp.

Lời kết,

BSC là công cụ tập trung vào sự dài hạn, gắn yếu tố tài chính với chiến lược phát triển. Vậy nên, BSC chính là công cụ quản trị chiến lược hàng đầu của thế kỷ 21.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *