Cách tính lương 3P là gì? Hướng dẫn phương pháp tính lương 3P cho người mới bắt đầu

Lương 3P đang là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp Việt. Sử dụng cách tính lương 3P hỗ trợ doanh nghiệp và bộ phận nhân sự nhanh và chính xác hơn nhằm trả lương hợp lý. Vậy mô hình lương 3p là gì và phương pháp tính toán như thế nào? Cùng blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Lương 3P - Cách tính lương 3P là gì?

"Mô hình lương 3P hay cách tính lương 3P là hình thức trả lương dựa trên 3 yếu tố cốt lõi: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động".

Trong đó: 

+ P1 (Pay for Position) - Trả lương theo vị trí công việc: Doanh nghiệp/công ty dùng số cố định chi trả tiền lương 1 tháng cho một vị trí, bất kể người đó là ai và năng lực thế nào.

+ P2 (Pay for Person) - Trả lương theo năng lực của người giữ vị trí công việc: Doanh nghiệp/Công ty dựa vào khung đánh giá năng lực để chi trả lương cho nhân viên. 

+ P3 (Pay for Performance) - Trả lương theo kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc: Thưởng của người lao động sẽ được chi trả dựa trên hiệu suất công việc, đạt được tiêu chí doanh nghiệp đưa ra và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó. 

Lương 3P được thiết kế theo hiệu suất làm việc và thành tích đạt được của nhân viên. Cách tính lương 3P hướng đến ba giá trị: Công bằng - Ghi nhận - Tạo động lực. 

Do đó, có thể hiểu, mục tiêu của cách tính lương 3P là đảm bảo sự công bằng cho đội ngũ nhân viên với mặt bằng chung của thị trường lao động, thu hút và giữ chân người tài. Đồng thời, tạo động lực phát huy tối đa hiệu suất của nhân sự. Hay hiểu đơn giản, phương pháp trả lương này giúp người lao động nhận được mức lương tương xứng với năng lực của mình. 

2. Khám phá 3 yếu tố chính của mô hình lương 3P

2.1 P1 (Pay for Position) - Trả lương theo vị trí công việc

Trong các bản mô tả công việc, P1 (Pay for Position) được hiểu như “lương cứng” - số tiền cố định người lao động (nhân viên) được nhận hàng tháng theo quy định của công ty. Doanh nghiệp sẽ trả lương dựa trên quy trình, khối lượng công việc và mức trả trên thị trường cho từng vị trí. Và mỗi vị trí sẽ có từng khoảng lương khác nhau. 

2.2 P2 (Pay for Person) - Trả lương theo năng lực cá nhân

Pay for Person là doanh nghiệp sẽ trả lương dựa trên trình độ và khả năng làm việc của mỗi cá nhân. Những nhân viên tài giỏi, năng lực tốt sẽ được hưởng mức lương hậu hĩnh so với người có năng lực hạn chế. 

Cách tính lương 3P khuyến khích nhân viên chủ động, nỗ lực cải thiện bản thân, nâng cao năng lực cá nhân để có được mức lương cao như mong muốn. 

2.3 P3 (Pay for Performance) - Trả lương theo kết quả hoàn thành công việc

Pay for Performance hay còn gọi là performance related pay/ performance -based pay. Đây chính là cách trả lương dựa trên hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân. Với yếu tố P3, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng thang đo KPI để đánh giá hiệu suất công việc của đội ngũ và trả lương phù hợp. 

Bên cạnh đó, Pay for Performance có thể được hiểu theo các hình thức: 

  • Cá nhân: tiền thưởng, lương ăn theo sản phẩm, tăng lương, …
  • Nhóm/Phòng ban: thưởng thành tích theo nhóm hoặc bộ phận, chia sẻ lợi ích đã đạt được.
  • Doanh nghiệp: thưởng cổ phiếu, nhận quyền mua cổ phiếu, thưởng hoa hồng, thưởng KPI, thưởng thành tích, … theo cách gọi của từng tổ chức.

Bằng cách phối hợp các yếu tố này, hình thức trả lương 3P đã giúp hạn chế và dần dần xóa bỏ “lối mòn” của hình thức trả lương truyền thống. Cụ thể: 

  • Lương xét dựa trên bằng cấp.
  • Lương của nhân viên (cấp dưới) không thể cao hơn cấp quản lý.
  • Thâm niên là yếu tố hàng đầu trong việc tính lương cho người lao động.

Cách tính lương 3P tạo nên sự minh bạch và công bằng trong nội bộ doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh với cơ chế lương của thị trường. Cũng như, cải thiện động lực phát triển doanh nghiệp bằng cách thúc đẩy khả năng của từng cá nhân. Với phương pháp 3P, người chủ và quản lý nhân sự hoàn toàn loại bỏ được sự thiên vị, cảm xúc cá nhân, mối quan hệ trong quá trình tính lương cho nhân viên. 

 

3. Vì sao doanh nghiệp nên xây dựng các tính lương 3P?

Có thể nói cách tính lương 3P là phương thức win-win (hai bên cùng có lợi) đối với doanh nghiệp (người thuê lao động) và người lao động. 

3.1 Đối với người lao động

Thực tế cho thấy cách trả lương truyền thống là một trong những nguyên nhân tạo nên “lỗ hổng lớn” trong gắn kết đội ngũ doanh nghiệp. Bởi khi tính lương có xen lẫn yếu tố cá nhân và cảm xúc khiến cho tình trạng người có năng lực kém được trả lương cao hơn nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao tăng lên. Từ đó, gây ra sự so sánh, đố kỵ và xung đột giữa các nhân viên. 

Cách tính lương 3P mang lại: 

+ Mức lương tương xứng: Mối quan hệ giữa năng lực, thành tích với mức lương nhận được hàng tháng giúp nhân viên nhận thức cách để có được mức lương cao. Điều này giúp thiết lập mục tiêu, tạo động lực cho nhân viên. 

+ Mức đãi ngộ tốt: Ngay từ khi nộp CV và phỏng vấn ứng tuyển vào doanh nghiệp, người lao động đã có thể dễ dàng hiểu được chính sách trả lương và đãi ngộ của công ty dành cho bản thân trong thời gian làm việc tại đây. 

3.2 Đối với doanh nghiệp

Triển khai phương pháp tính lương 3P giúp cho doanh nghiệp nắm giữ được nhiều lợi thế. Bao gồm: 

+ Đảm bảo công bằng trong doanh nghiệp: Khi công khai hệ thống tính lương 3P với đội ngũ có thể giải đáp hết các thắc mắc với nhân sự về sự chênh lệch lương, giá trị của thành tích, … 

+ Khai thác tiềm năng và năng lực của nhân viên: Với cách tính lương 3P, những người giỏi và làm việc hiệu quả hơn sẽ được nhận mức lương xứng đáng. Vậy nên, các nhân viên sẽ có mục tiêu và động lực hơn khi làm việc.

Điều này tạo cho người lao động cảm giác yên tâm làm việc và cống hiến cho tổ chức vì công sức mình bỏ qua được đền đáp xứng đáng. Hơn thế, còn tăng khả năng gắn bó dài hơi với công ty. 

+ Sở hữu hệ thống lương chuẩn: Hình thức trả lương 3P giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện và sở hữu hệ thống đánh giá KPI một cách toàn diện để đánh giá nhân viên dựa trên các chỉ số, tiêu chí. 

4, Hướng dẫn cách tính lương 3P

Công thức chung tính lương 3P: 

P = P1 (Lương theo vị trí công việc) + P2 (Lương theo năng lực cá nhân) + P3 (Lương theo kết quả)

Để triển khai và áp dụng công thức tính lương 3P hiệu quả, doanh nghiệp/công ty nên xây dựng mô hình lương 3P theo 5 bước sau: 

  • Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
  • Bước 2: Lập bản mô tả công việc vị trí trong cơ cấu tổ chức bộ phận
  • Bước 3: Xác định tiêu chí hoàn thành (KPI)
  • Bước 4: Xác định năng lực cốt lõi (AKS) - Kiến thức, kỹ năng, thái độ
  • Bước 5: Thiết lập phương pháp trả lương

Chi tiết tại: Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống lương 3P chuyên nghiệp

5. Khóa học lương 3P - Giải pháp tính lương 3P hiệu quả

Bạn đang băn khoăn không không viết xây dựng hệ thống lương 3P phải bắt đầu từ đâu, làm thế nào? Cộng đồng nhân sự HrShare và Học viện Nhân sư có gợi ý cho bạn đây! Một khóa học Kỹ thuật triển khai và xây dựng lương 3P chuyên nghiệp. 

Điểm đặc biệt của khóa học này là giảng dạy theo phương pháp “TỪNG - BƯỚC - MỘT”, phù hợp với khả năng từng người. Nội dung khóa học bao gồm lý thuyết và thực hành trên file mẫu theo mô hình học viên tự chọn. 

Ngoài ra, học viên được thực hành trên mô hình giả định, sản phẩm thực hành mỗi buổi sẽ được gửi lên nhóm lớp cuối buổi. Cuối mỗi buổi thực hành đều có video quay lại up lên Hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe và xem lại. 

Thông tin khóa học: 

  • Thời lượng: 22 buổi học online
  • Thời gian học: Từ 19:00 - 21:00, tối thứ 4 và thứ 6

Dự kiến, khóa học lương 3P sẽ diễn ra vào 16/09/2022 tới. Nhanh tay đăng ký nào các anh chị em ơi!

>>> Tham khảo: daotaonhansu.net/3ps-ky-thuat-trien-khai-va-xay-dung/

Lời kết,

Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ thống lương 3P và cách tính lương 3P bước đầu. Mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt, khi tham gia một khóa học lương 3P của HrShare Community và GSA Academy, doanh nghiệp sẽ xây dựng và triển khai tính lương chính xác, công bằng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *