Phải nói sao cho nhân viên chăm chỉ chuyên nghiệp nghỉ việc bây giờ?

Hôm nay đã gần hết tháng Giêng âm lịch, thế mà công ty Ivan vẫn có mấy bạn nghỉ tết chưa lên. Sếp đi ra đi vào, nhớ nhung ghê gớm vì chưa mừng tuổi được cho các bạn. Trong hộc bàn sếp vẫn để mấy phong bao 10k để dành. Công ty vẫn giữ lương tháng 1, tháng 2 và thưởng tết đến giờ chưa trả,‎ ‎mà mấy bạn cứ dửng dưng như không.

Ivan phải gọi điện cho từng bạn, mời lên làm, động viên các bạn đi làm nhưng các bạn bận rau cháo ở quê. Kêu là lương với thưởng mấy tháng có 4-5 triệu thì cho công ty, để sếp đi mua trà sữa. Tâm sự với Ivan, các bạn kêu ở quê bữa cơm bữa cháo, có hôm còn được lẩu với bún, chứ lên Sài Gòn làm cho sếp mà mỗi ngày chỉ hai gói mỳ tôm các bạn chịu không nổi.

Vậy là ‎phòng hành chính phải đăng tin tuyển dụng mới, yêu cầu ứng viên mấy thứ:
- Tốt nghiệp đại học‎
- Tính‎ kỷ luật
- Tác phong chuyên nghiệp
- Thông thạo tiếng Anh
- Thành thạo vi tính ‎
‎-...
Công ty thì hứa hẹn:
- Lương thưởng rõ ràng, minh bạch
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp
- Chế độ tốt, BHXH, BHYT du lịch nước ngoài
- Team work nhiệt tình, hỗ trợ tối đa‎

Bữa đó, Ivan tìm được ứng viên tên Hờ, học Đại học Ngoại thương ra. Ivan phỏng vấn bằng cả tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, bạn đó đều đối đáp trôi chảy. Bạn từng làm chi nhánh Google bên Singapore, giờ muốn về Việt Nam cho gần gia đình. ‎Sao kê lương cũ bạn gần 3000$, nay về Việt Nam bạn kỳ vọng lương 1500$. Đến đoạn đàm phán lương, thấy Ivan đẹp trai, thân thiện, bạn ý đồng ý làm lương 4 triệu việt nam đồng một tháng vì muốn cống hiến cho quê hương.

Hôm đầu tiên đi làm, đúng 7h bạn có mặt ở công ty, dọn dẹp giấy tờ tài liệu, sắp xếp chỗ làm việc cho ngăn nắp, khoa học. Sếp đi qua bàn bạn Hờ, nhờ bạn pha giúp ấm trà, rồi mua hộ sếp ổ bánh mỳ, bạn nhẹ nhàng trả lời:
- Cho phép em nói không thay vì đéo, em phỏng vấn vào đây làm giám đốc kinh doanh, không phải tạp vụ.
Sếp lặng thinh, tự đi pha trà mua bánh mỳ.

Hồm sau bạn hẹn sếp 8h30 đi ký hợp đồng cài win cho văn phòng Google tại Việt Nam. ‎8h kém bạn tới công ty, chờ đúng 8h30 không thấy sếp đâu, bạn tự đặt uber đi qua văn phòng khách hàng, lúc đi ra đầu đường còn kịp thấy xe SH tàu của sếp dựng đó, sếp đang cắm đầu ăn bún riêu ở quán vỉa hè.

‎Chiều về, bạn đã mang bản nháp hợp đồng đặt trên bàn sếp, bạn gạch chân các điểm cần chú ý, khoanh tròn các điều khoản quan trọng, ghi chú lại những phần rắc rối khó hiểu, dịch những từ chuyên ngành tin học, kế toán, tài chính trong hợp đồng, nhắc sếp 9h sáng hôm sau có trả lời cho khách hàng.

Sếp tối đó nhậu xỉn tới 2h sáng mới về nhà, gần 11h trưa mới tới công ty, ui chu choa bạn gửi mail và cc cho hành chính khiển trách sếp, rồi lên tận phòng sếp để kể chuyện về sự đúng giờ, tính kỷ luật, chữ tín trong kinh doanh.

Trưa đó, sếp háo nên nói mấy đứa mua thịt luộc cuốn mắm nêm ăn trong văn phòng, phòng hành chính với kinh doanh tấp nập chợ búa, dọn bát đũa, rồi mua nước ngọt, bia lon. Bạn ngồi làm việc mà dửng dưng, không vào phụ. Em Tờ kế toán ra nhắc bạn cùng giúp mọi người, bạn đứng dậy lại nói một thôi một hồi về sự chuyên nghiệp, chính xác, thói ăn cắp giờ công sở và tính ham ăn nhậu của người Việt, bạn còn chốt lại một câu:
- Hợp đồng lao động ra sao thì làm đúng như vậy, không thể sếp muốn gì cũng chiều. Mai sếp bắt ngủ với sếp cũng chịu à?
Ôi sếp đang bốc cái nem cuốn chấm mắm nêm bỏ vào mồm tự dưng sặc sụa, mặt mũi đỏ dừ, chắc sếp cho nhiều ớt quá.

Hôm nọ, cậu Mờ kỹ thuật đi cài win cho một trường cấp 3 bên Phú Nhuận. Cậu này tốt nghiệp Bách Khoa HCM ra, nhưng bằng kỹ sư cơ khí, tối còn chạy xe làm thêm, ngờ đâu bạn Hờ gọi giật lại, bắt kiểm tra chứng chỉ, rồi không được mặc quần bò mài, áo và mũ Grab đi làm. Khổ thân cậu Mờ phải về nhà, lục tung tủ để kiếm cái sơ mi với quần âu, cùng bằng tin học 50k mang bổ sung vào hồ sơ, rồi đeo thẻ nhân viên công ty trước khi đi cài win.

Tuần trước, sếp nói Hờ đi đón đoàn 5 khách hàng quan trọng ở sân bay, dẫn về khách sạn và đưa đi ăn trưa. Còn nói phòng kế toán tạm ứng hẳn 1 triệu cho Hờ tiếp khách. Hờ đón đoàn khách ở sân bay, hỏi tên và xin name card từng người. Năm ông toàn áo phông quần đùi ngơ ngác. Hỏi ra là bạn học cấp ba của sếp ra chơi, sếp ngại tốn kém nên sai nhân viên ra tiếp hộ. Hờ nói luôn là bạn chỉ chăm sóc khách hàng, không chăm sóc người quen sếp. Rồi gọi Uber cho khách về khách sạn, không quên chọn phần thanh toán tiền mặt để khách tự trả tiền. Còn Hờ về thanh toán lại tiền cho kế toán. Sau hôm đó sếp bị bạn ở quê bóc phốt trên phây và group lớp, còn bị mấy bạn ủn friend kêu là không thèm nhìn mặt.

Tuần rồi ngày mùng 5 tháng 3, là ngày công ty trả lương, mà như mọi ngày, sếp lại quên không ký bảng lương. Chiều ngày 06, bạn Hờ đã gửi mail bảng lương của bạn cho phòng nhân sự, cc cho cả sếp và phòng hành chính, trong đó gồm cả lương tháng chia theo ngày, thưởng doanh số, phần trăm kinh doanh, công tác phí, hỗ trợ đi lại, xăng xe điện thoại, trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập. Đến ngày 07, sếp phải trả lời mail là sếp đi nước ngoài chưa ký bảng lương, mấy tiếng sau bạn đã chụp màn hình tin nhắn khách hàng xác nhận sếp mới đi cà phê với khách buổi sáng bên bờ kè. ‎Ngày 09 bạn lại gửi lại mail, nhắc nhở thanh toán lương ngoài ra còn thêm phần hướng dẫn gửi đơn tới bộ lao động thương binh xã hội để đòi lương, bảo hiểm, cộng thêm mẫu đơn gửi sở KH&ĐT để làm thủ tục phá sản, giải thể công ty.

Sáng nay sếp gọi điện tâm sự, than thở là bạn đó chuyên nghiệp quá, sếp theo không nổi, mai nhờ Ivan nói khéo để bạn tự nghỉ việc, kẻo công ty bị phạt vì phá hợp đồng. Tối vừa mới gửi tin nhắn Hi cho bạn trong Viber, mà bạn gửi ngay cho mấy tấm hình này:

Các bạn bảo Ivan biết nói sao với bạn đây??‎

Nguồn: FB Ivan mới

17 thoughts on “Phải nói sao cho nhân viên chăm chỉ chuyên nghiệp nghỉ việc bây giờ?

  1. Hi Anh Cường,
    Buổi sáng mở mail đọc cái mail anh gửi thiệt vừa cười vừa mếu. Theo ý kiến cá nhân thì Vinh cho rằng bạn Hờ giỏi, chuyên nghiệp, trách nhiệm cao với công việc. Tuy nhiên, sự chọn lựa của bạn Hờ làm cho Công ty này là một sai lầm, văn hoá ở đây gần như đối lập với bạn ấy.
    Thật ra không cần chờ Công ty chỉ thị vận động cho bân Hờ thôi việc, nếu là Vinh cũng sẽ khuyên bạn Hờ nên tìm một nơi phù hợp hơn.
    Có thể Bạn Hờ là một nhân viên xuất sắc ở một nơi khác (cụ thể là Cty bên sin, nơi có văn hoá làm việc chuyên nghiệp và phù hợp với bạn Hờ), nhưng khi về Việt Nam bạn chọn làm ở doanh nghiệp này hoàn toàn không phù hợp với bạn, nên bạn không thể làm hài lòng cấp trên là điều đương nhiên. Ở đây mình khẳng định những điều bạn Hờ làm không sai thậm chí là quá đúng quá chuyên nghiệp, nhưng nó không phù hợp với văn hoá nơi này. Bạn giỏi nhưng cái quan trọng nhất bạn chưa làm được là đáp ứng mong đợi từ cấp trên. Vì vậy, việc bạn làm tuy đúng nhưng sẽ không ai chấp nhận và bạn bị đào thải là đương nhiên.
    Không có bằng cấp nào bằng “Bằng Lòng” cả anh Cường ạ. Đáng suy ngẫm phải không.

    Trân trọng,
    Vinh

  2. Hi anh Cường, đọc xong câu chuyện anh gửi thật đáng phải suy ngẫm. Bạn H quá chuyên nghiệp, quá qui tắc, tuân thủ đúng qui định . Về mặt nội qui là rất chuẩn. Tuy nhiên quan điểm cá nhân của em cho rằng đối với lựa chọn nhân viên cho Công ty nhiều khi không phải chọn người thông minh nhất, không phải người nhanh nhất mà là người phù hợp nhất, cần thiết phải phù hợp về năng lực cũng như văn hóa.
    Trân trọng!

  3. Tuy nhiên với một môi trường làm việc và cách làm việc như Sếp đó thì quả thực không phát huy được năng lực nhân viên, muốn nhân viên tốt và gắn bó trước tiên người quản lý phải là người gương mẫu, đề cao những đóng góp về công việc của nhân viên hơn là những cư xử lễ nghĩa. Nếu người lãnh đạo chỉ để ý và xoi mói nhân viên về những thứ lễ nghĩa lặt vặt mà không để ý đến những đóng góp trong CV và không hiểu bản chất của nhân viên thì lãnh đạo đó cũng không thể xây dựng một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và trung thành. Người lãnh đạo hứa là phải làm , người lãnh đạo xấu xí là người lãnh đạo trong ngoài bất nhất, là lãnh đạo không chính trực. Với người lãnh đạo như vậy sau này sẽ chỉ còn nhân viên biết nịnh ở bên chứ những người làm được việc họ sẽ từ bỏ.
    Đọc xong câu chuyện của anh em thấy thật may cho ông Sếp đó là đã gặp được nhân viên thẳng thắn như vậy và từ đó có thể ông ấy sẽ nhìn nhận lại mà thay đổi bản thân. Có thể từ trước đến giờ ông Sếp đó toàn nghe những lời nịnh nọt và sự chấp nhận phục vụ vô điều kiện từ phía nhân viên nên ông ấy chưa bao giờ nhìn nhận lại bản thân mình.
    Hi vọng ông đó nhìn ra và giữ nhân viên đó lại.
    Trân trọng.
    Hue

  4. Nếu là mình thì mình sẽ mail lại cho anh ý với nội dung sau:
    ———————————————–
    Dear anh Hờ,
    Cảm ơn thông tin anh đã chia sẻ, nhưng những thông tin anh chia sẻ về mấy vụ đốt cướp giết kia chỉ là phần 1 – còn phần 2 là phần chịu trách nhiệm trước Pháp Luật về những việc đó như tử hình và đi tù thì lại không thấy anh nhắc tới.
    Là 1 người có trình độ cao, là niềm tự hào của gia đình như anh thì em tin rằng anh biết anh phải làm gì :)
    Đi làm ở đây là 1 kiểu mối quan hệ mang tên là HỢP TÁC. Cảm thấy còn hợp tác được thì làm tiếp, còn không hợp tác được thì nên tạm dừng chứ đừng để mọi chuyện quá lên lại không hay cho cả 2 bên.
    Em thấy anh là 1 người làm việc chuyên nghiệp – chăm chỉ, nhưng 1 mình anh thì không thể thay đổi được cả 1 công ty. Người ta vẫn nói là nếu không thay đổi được môi trường bên ngoài thì chính bản thân mình phải thay đổi để phù hợp với môi trường. Còn nếu không thay đổi được thì mình sẽ tìm môi trường khác phù hợp với mình hơn.
    Với kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp như anh em thấy có rất nhiều nơi chuyên nghiệp hơn công ty mình cần 1 nhân viên như anh. Nếu anh đồng ý em sẽ giới thiệu với anh 1 vài công ty chuyên nghiệp – mức lương cao hơn ở đây.
    Chúc anh sớm tìm được môi trường mới để có thể phát triển bản thân hơn nữa.
    ————————————
    Huyền Trần

  5. Đọc hết case này thì thấy rõ một vấn đề là văn hóa doanh nghiệp không phù hợp với bạn Hờ.
    Muốn sử dụng người hiệu quả thì khâu chọn người là rất quan trọng.
    Chọn đúng người theo Vân hiểu là tìm được ứng viên người phù hợp với nhu cầu của vị trí, phù hợp với định hướng phát triển và có thể hòa nhập, phát triển trong văn hóa doanh nghiệp. Việc này khác với chọn người giỏi nhé.
    Ở đây Ivan khi phỏng vấn đang bị lầm tưởng và chọn người không phù hợp với tiêu chí công việc. Những điều bạn Hờ chia sẽ về công việc (nói về sự thiếu chuyên nghiệp và sự tùy tiện) là chính xác, nhưng đấy là một phần văn hóa rồi, sao họ có thể thay đổi vì bạn Hờ dc.
    Cũng xin nói thêm, bạn Hờ thông minh, sử lý công việc hiệu quả nhưng cứng nhắc, thiếu hoạt bát, sự uyển chuyển. Khi xác định chấp nhận và gắn bó với công việc mới thì dĩ nhiên bạn cũng cần học cách hòa đồng và dần dần đề xuất thay đổi văn hóa tại nơi làm việc mà người đầu tiên bạn í phải đã thông là Ivan.
    Cách phù hợp để giải quyết vấn đề này là: (1) thực hiện nghĩa vụ về thanh toán lương cho người lao động; (2) Ivan cần nói chuyện với bạn Hờ về việc bạn í không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cho nên rất khó để tiếp tục làm việc cùng nhau. (3) Nếu Hờ hiểu, xin nghỉ việc thì ok, còn nếu ko nghỉ thì đề xuất cho nghỉ đền bù trợ cấp mất việc làm.
    Chúc anh Cường có ngày làm việc hiệu quả!

    Best Regards,

    Anh Van, Nguyen

  6. Với tình huống như trên nếu có xảy ra thật, mình sẽ xử lý như sau:

    Mời anh Hờ vào phòng riêng (hoặc rủ ra cafe quán nước cũng được, cốt yếu tạo không gian thân tình và gần gũi). Tâm sự với anh Hờ với tư cách một người bạn muốn chia sẽ chân thành nhất và thông cảm với hoàn cảnh anh Hờ đang gặp phải.
    Trước tiên hãy hỏi han tình hình công việc và cảm nhận của anh Hờ sau quãng thời gian làm việc tại cty. Sau khi lắng nghe hãy phân tích một cách khách quan nhất về công việc của anh Hờ và mối quan hệ với cấp trên. Như sau: ngay từ đầu khẳng định và khen anh Hờ là một nhân viên giỏi, tác phong chuyên nghiệp nhất mà mình biết từ trước tới nay, khẳng định mình rất ngưỡng mộ anh ấy. Tuy nhiên, Anh Hờ lại chọn sai chỗ để phát huy điểm mạnh của mình, với cty này hoàn toàn không thích hợp với anh. Phân tích về công ty một chút để anh Hờ nhận ra tất cả sự đối lập giữa anh và Van hoá Công ty, để anh tự nhận ra sự không phù hợp và sự hợp tác của anh và cty có tiếp tục thì sẽ càng tệ hơn cho cả anh và Cty.
    Nếu anh Hờ nhanh nhạy sẽ hiểu ngay cần phải làm gì và sẽ tự đề nghị thôi việc. Nếu anh Hờ còn phân vân thì tiết lộ hiện tại BGĐ cũng không còn ủng hộ anh tiếp tục công tác và họ đã có kế hoạch cho nhân sự thay thế vị trí anh Hờ.
    Nói tới đây thì 90% những người như anh Hờ (từ bên Sin về lương 3000$ và đang làm lương 4tr) sẽ chấp nhận thôi việc vì nhiều nguyên nhân( nhận ra sự không phù hợp, nhận thấy nếu đi làm nơi khác sẽ có thể phát huy nhiều hơn, được đánh giá cao và đãi ngộ tốt hơn, biết chắc ko có tương lai ở công ty, bị tổn thương vì không được cấp trên công nhận và ủng hộ). 10% còn lại vẫn không chịu từ bỏ cty thì chuyển giao cho bậc cao nhân như anh Cường giải quyết.
    Thật ra, cách tiếp cận và xử lý cần sự khéo léo và tế nhị nhất , tránh để gây tổn thương cho người được vận động thôi việc. Trước hết ủng hộ họ hết mình về cách họ làm việc (vì rõ ràng họ không sai), nhưng phải chỉ ra họ chỉ là không thích hợp với nơi này, nếu tiếp tục thì càng tệ thêm, muốn phát triển phải chọn chỗ khác. Chỉ khi nào họ cố tình không hiểu mới dùng chiêu chuối cho họ biết cty đã thất vọng với anh ra sao. Dĩ nhiên nói tới đây người nghe ít nhiều sẽ tổn thương.

    Vài ý kiến chia sẻ với anh Cường, anh em có cách xử lý nào tốt hơn nữa xin đóng góp để cộng đồng cùng tham khảo.

    Trân trọng,
    Vinh

  7. Cá nhân mình có 2 điều suy nghĩ:
    1. Bạn Hờ đó chấp nhận từ 3000$ về 4.000 VNĐ mà chưa tìm hiểu kỹ về Công ty nơi bạn sẽ làm việc thì cũng nên nghỉ sớm cho đỡ thui chột sự nghiêm túc và nếu là mình – mình sẽ là người ra đi chứ không phải để gợi ý việc ra đi.
    2. Ông sếp đó nhẽ ra phải đặt bạn Hờ vào vị trí CHÁNH VĂN PHÒNG để tuốt lại toàn bộ quy trình làm việc, xốc lại toàn công ty nếu không muốn làm trò cười cho những người còn lại.
    -> LÀ nhân viên dù là tạp vụ thì cũng nên biết cãi sếp, đừng cái gì cũng tuân thủ kẻo mai lại lên giường ngủ cùng vì ĐƯỢC yêu cầu!

    • mình thích cách nghĩ này
      mình cũng sẽ thử 1 lần cùn bạn cãi sếp
      vì câu châm ngôn ” các doanh nghiệp việt nam nó nhỏ là do họ không muốn nó to”

  8. Hồng Nhung 09.05.2019 at 08:11 - Reply

    Khởi đầu ngày mới đọc được bài chia sẻ của anh thật là thú vị!
    Nếu em là Ivan trong trường hợp này:
    – Khi nhận được hình ảnh của anh Hờ gởi, em biết anh Hờ đang rất giận và nản, vậy em sẽ tiếp cận và hẹn cafe. Khi ra không gian của cafe, mọi suy nghĩ tiêu cực sẽ bị giảm xuống 1 phần để suy nghĩ tiêu cực có thế phát triển.
    – Ghi nhận những thành tích và những việc hiệu quả mà anh Hờ đã làm cho Công ty trong thời gian qua. Mục đích là để anh thấy anh là một người rất chuyên nghiệp và đầy tiềm năng.
    – Nêu ra những điểm mà Công ty không phù hợp với anh Hờ mà em nhìn thấy được. Mục đích là để anh Hờ hệ thống lại xem những điểm không hợp này có đủ để mình đánh đổi là ở lại gắn bó hay ra đi.
    – Đưa ra lời góp ý chân thành dựa trên năng lực và tính cách của anh, động viên để anh thấy được không phải anh không đáp ứng được công việc, chỉ là mình không phù hợp với môi trường này thôi, buông tay để có thể nắm lấy môi trường mà nơi đó thuộc về mình!
    Với một người như anh, có rất nhiều cơ hội tốt đang đợi để hợp tác với anh!

    Lắng nghe và ghi nhận là 2 giá trị rất hữu ích trong trường hợp này!
    Đây là quan điểm của em trong tình huống này, hy vọng sẽ có nhiều cách giái quyết vấn đề này để mọi người có thêm thông tin khi mình là người gặp phải

  9. Nghe thì như là một câu chuyện hài hước, nhưng nó lại rất thực tế.
    Phong cách lãnh đạo và cách cư xử của ông sếp này khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhỏ hoặc rất nhỏ, quy mô tầm dưới 10 người ấy.
    Tôi đã gặp những vị này, công ty cũng có ít vốn, cũng muốn mở rộng kinh doanh, muốn tuyển được người tốt và hơn hết là muốn công ty trở nên nên chuyên nghiệp. Nhưng hơn bao giờ hết, chính vị giám đốc ấy lại không muốn phải thay đổi mình, coi việc đó là của nhân viên hoặc muốn thuê ai đó về làm cho công ty mình chuyên nghiệp hơn
    Đây là một tình huống ít gặp, có thể là giả định nhưng nó càng phản ánh vai trò tối quan trọng của người đứng đầu đơn vị, những ảnh hưởng đến từ nhân tố bên trong có lẽ vẫn là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt.

  10. Bên Chị đối tượng nghỉ việc phần đông là công nhân thời vụ. Đối tượng này là những người trẻ tuổi vừa tốt nghiệp cấp 3 và vẫn nhìn đời màu hồng.
    Còn các đối tượng khác nghỉ việc rất ít.

    Mấu chốt chính là: NLĐ ai cũng có cái tôi cá nhân, cần tự do phát huy năng lực.
    Vậy nên, bên Chị hướng tới cho NLĐ được tôn trọng và phát huy được năng lực của họ tối đa và chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng.
    Ngoài ra, Bên Chị tạo văn hóa doanh nghiệp tôn trọng lẫn nhau. Sếp chào nhân viên và ngược lại.
    Khi trao đổi các vấn đề, các ý kiến của họ cũng được tôn trọng.

    Trên đây là chia sẻ của bên Chị.

    Thanks and Best Regards
    Mai Thi THUONG (Ms.)

  11. Trần Trung Kiên 11.05.2019 at 09:17 - Reply

    1. Bạn Hờ mới nước ngoài về, muốn chứng tỏ năng lực đem hết tinh túy chuyên nghiệp về áp dụng nên bị lệch pha (văn hóa)
    2. Lãnh đạo công ty đang xem công ty, nơi làm việc như gia đình (vì công ty của ổng).
    3. Cả 2 phải ngồi lại trao đổi rõ về cách làm việc, đối tượng khách hàng, tài chính công ty…. nói tuôt tuồn tuột để cả 2 cùng thay đổi đưa cty phát triển hoặc anh H phải thay đổi (không thì anh H sẽ nhận ra ngay là anh nên nộp đơn xin nghỉ)
    4. Anh H là mẫu nhân viên có khả năng quản lý công ty tốt giao quyền cho anh H chắc chắn cty sẽ phát triển.
    5. Anh sếp biết nhân viên tốt mà sếp ko muốn thay đổi muốn anh H xin nghỉ việc thì: Nói với anh H anh không phù hợp ở cty, tôi đã tìm cho anh 1 cty của đối tác về đấy anh sẽ phát huy được năng lưc, lương cao… ( gởi anh ấy về cty kia thử việc là ok?).

  12. Rất cám ơn anh ! Câu truyện rất ý nghĩa , tội nghiệp bạn Hờ quá, đồng cảm
    Nhân câu truyện cuối tuần em cũng muốn nhờ anh chỉ cho em lời khuyên :
    1. Em cũng làm nhân sự 7 năm rồi chuyển 3 công ty nhưng vẫn chưa quen được việc thay đổi môi trường văn hóa
    Em mới vào nhân viên của em thì toàn nhân viên lâu năm . Làm thế nào để có thể vừa thân tiện , vừa có uy ạ
    Anh chỉ em với
    2. Em muốn học trực tuyến về lương 3p và KPI thì phần này anh có lời khuyên nào cho em không ạ

  13. Duong Nguyen 13.05.2019 at 09:34 - Reply

    Câu chuyện rất hay! Cảm ơn anh đã chia sẻ!
    Trả bạn Hờ lương 4tr nhưng bạn ấy làm như đc trả $1500.

  14. Cám ơn anh Hùng Cường đã chia sẻ câu chuyện rất hay.
    Quan điểm của mình sau khi đọc câu chuyện có 2 ý.
    1. Nhân tài sẽ k bao giờ gắn kết lâu dài khi môi trường và điều kiện làm việc không phù hợp. Nếu k nhận ra được điều đó thì k phải nhân tài nên muốn bạn đó nghỉ việc công ty k cần thay đổi gì cả.
    2. Thực trạng các ông chủ hiện nay, dù điều hành trực tiếp hay đi thuê thì vai trò của người đứng đầu chưa bao giờ không quan trọng trong việc tạo ra giá trị của doanh nghiệp. Có thể ở đâu đó có sự thiếu chuyên nghiệp nhưng nó được cải thiện một cách tích cực theo thời gian. Vậy nên là nhân viên dù giỏi đến mấy cũng cần chủ động làm rõ vấn đề với người quản lý để công việc hoàn thành tốt. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Mình là người giỏi là người hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi điều kiện.

    Đó là quan điểm của mình. Hy vọng ý nào đó có giá trị.
    Cám ơn anh.
    HH

  15. Bài viết hay, đúng là ở VN rất nhiều CTY như vậy, thật ra cái này đuổi NV là ko được rồi, tùy nhiên để bạn này nghỉ thì không khó, bởi môi trường như vậy chắc bạn ấy cũng tự biết mình phải làm gì rồi. Chắc chắn bạn âý sẽ chủ động out thôi.

    Brgds

  16. mình thích cách nghĩ này
    mình cũng sẽ thử 1 lần cùn bạn cãi sếp
    vì câu châm ngôn ” các doanh nghiệp việt nam nó nhỏ là do họ không muốn nó to”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *