Thủ tục với cơ quan nhà nước khi cắt giảm nhân sự số lượng lớn lao động dôi dư theo hình thức tái cơ cấu

Bài viết này là bài viết tiếp theo của seri bài vể tái cơ cấu cắt giảm lao động ( Các bước thực hiện kế hoạch tinh giản, cắt giảm lao động nên tiến hành như thế nào ? - http://goo.gl/5LRMFl ). Câu hỏi đặt ra sau khi tiến hành dự án là: Chúng ta cần làm thủ tục với cơ quan nhà nước khi cắt giảm nhân sự số lượng lớn theo hình thức tái cơ cấu ?

Đây là bài toán chung: "Hi mọi người

Hiện tại mình đang nghiên cứu việc cắt giảm nhân sự (đơn phương chấm dứt HĐLĐ) theo hình thức tái cơ cấu. Tuy nhiên mình gặp khó khăn trong việc soạn Thông báo và công văn gửi cho Sở Lao động thương binh xã hội. Mọi người ai có mẫu nào tham khảo thì share cho mình nhé.

Cảm ơn nhiều ạ ^_^"

Và đây là câu trả lời: Đầu tiên chúng ta nên đọc thêm bài viết này của tôi : Trình tự, quy trình và cách thức đuổi, cho nhân viên nghỉ việc ngay lập tức như thế nào ? - http://goo.gl/DKP0c4 . Trong bài viết tôi có khuyên đầu tiên nên làm là thỏa thuận với người lao động. Sau đó mới đến việc viện lý do cắt giảm người lao động :
+ Do thay đổi cơ cấu, công nghệ ảnh hưởng tới việc làm của nhiều người lao động.
+ Hoặc vì lí do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm.

Khi đã viện ra 1 trong 2 lý do trên thì chúng ta sẽ phải làm việc với cơ quan nhà nước 1 cách cụ thể. Tất nhiên rồi. Và đây là quy trình: Các bước mà người sử dụng lao động tiến hành để cắt giảm người lao động

Bước 1: trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở (công đoàn cơ sở) về việc cho người lao động thôi việc vì lí do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lí do kinh tế.

Bước 2: xây dựng phương án sử dụng lao động.
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Bước 3: gửi thông báo trước thời điểm cho người lao động thôi việc là 30 ngày tới cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tỉnh (sở lao động- thương binh và xã hội).

Bước 4: ra quyết định cho thôi việc gửi tới người lao động sau khi đã đủ thời hạn thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Bước 5: trả trợ cấp mất việc cho người lao động
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Còn đây là hướng dẫn của sở lao động Bình Phước : Thủ tục Sắp xếp lao động dôi dư
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Doanh nghiệp lập danh sách toàn bộ số lao động của công ty, đơn vị tại thời điểm quyết định sắp xếp.
+ Bước 2: lập danh sách lao động cần sử dụng, lao động không có nhu cầu sử dụng.
+ Bước 3: Công ty, đơn vị phối hợp với Ban chấp hành công đoàn tổ chức Đại hội để cho ý kiến về danh sách alo động.
+ Bước 4: hoàn thiện phương án giải quyết lao động dôi dư để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại: Sở lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư.
+ Phương án sắp xếp lại lao động.
+ Danh sách số lao động đã được phân loại.
* Số lượng hồ sơ: 06 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – TB&XH
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư (Mẫu số 04).
+ Phương án sắp xếp lại lao động (mẫu số 05, mẫu 5b đối với nông, lâm trường).
+ Danh sách số lao động đã được phân loại (Mẫu số 01).
k)Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số: 110/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước. Ban hành ngày 26/6/2007, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
+ Thông tư số: 18/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động–TBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 110/2007/NĐ – CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước. Ban hành ngày 10/9/2007, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Các biểu mẫu được dùng (Vui lòng click vào link download sau): http://goo.gl/hvDu49

Chúc mọi người cắt giảm ngon cơm. Còn tôi thì đã có thêm bộ tài liệu mới bổ sung vào kho: tài liệu nhân sự

BTLxx Du an tai co cau - cat giam
01 KH trien khai du an tai co cau.doc
02 Bang danh gia nang luc nhan vien.doc
03 Tong hop danh giá phong kinh doanh.xlsx
04 Hoach_dinh_Nguon_nhan_luc.xls
04 Mau_KH_Nhan_su.xls
05 QT bieu mau lam viec voi cq quan ly.doc
06 Mau PA sd lao dong cua DN co phan hoa.doc
06 PALSDLD_CP_Cang Quy Nhon.pdf
06 PALSDLD_CP_MK.pdf

2 thoughts on “Thủ tục với cơ quan nhà nước khi cắt giảm nhân sự số lượng lớn lao động dôi dư theo hình thức tái cơ cấu

  1. Pingback: Muốn đuổi việc ngay nhưng không muốn rắc rối pháp lý (đúng luật) ? | Blog quản trị Nhân sự

  2. Tình huống liên quan: Hiện tại công ty mình đang có tình huống như sau, rất mong nhân được tư vấn từ các ACE ạ!
    – Cty ký HĐLĐ 3 năm với Người lao động, chức danh từ ngày 05/08/2017 – 04/08/2020,
    – Ngày 01/11/2017 có QĐ điều chuyển sang 1 công ty khác (trong cùng tập đoàn) – chức danh tương đương.
    – Ngày 09/01/2018: công ty có email thông báo chấm dứt HĐLĐ với NLĐ do công ty ngừng hoạt động, ghi rõ việc đề nghị nhân sự bàn giao công việc và tài sản, công ty sẽ thực hiện việc thanh toán lương đến hết ngày 09/01/2018 và giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ đến hết tháng 12/2017.
    – Ngày 01/02 gửi email cho NLĐ về QĐ chấm dứt HĐLĐ, trên QĐ ghi ngày chấm dứt từ 09/01/2018
    – Về thanh toán lương: hiện tại cty phá sản, không có khả năng thanh toán tiền cho NLĐ nhưng vẫn sẽ thanh toán hết công nợ còn lại cho NLĐ trong tháng 4- 5/2018. Dự kiến công ty sẽ làm một bản Xác nhận Công nợ lương và thời gian thanh toán lương cho nhân sự.

    Mình muốn hỏi: bên mình xử lý như vậy đã đúng chưa? Cần xử lý các việc gì để không sai luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *