Quy trình giải thể một bộ phận khi doanh nghiệp gặp khó khăn cần tái cơ cấu

Bài này tuy hơi cũ, nhưng giá trị tham khảo vẫn còn nên tôi nhận tiện chủ nhật vừa viết xong chủ đề: "Các bước cần làm ở bộ phận nhân sự khi công ty ngưng hoạt động hoặc giải thể" thì up tiếp để anh chị em cùng tham khảo.
***

Tôi gửi tặng bài chia sẻ đến chị em làm nhân sự chủ đề này để tham khảo. Chúc các chị em làm nhân sự luôn được sếp và người lao động hiểu, yêu thương.

Note: Tác giả LS Thành Tuấn. 20/10/2017

Download: Thu tuc giai the 1 bo phan.pdf

Trình tự thủ tục:
- Bước 1: Rà soát lại tất cả hợp đồng lao động của phòng ban sắp giải thể
- Bước 2: Soạn đơn đề nghị Sở lao động thương binh hướng dẫn thủ tục (không bắt buộc)
- Bước 3: Trao đổi với công đoàn phương án giải quyết (thủ tục nội bộ, luật không yêu cầu)
- Bước 4: Tổ chức đối thoại nơi làm việc
- Bước 5: Ban hành quyết định thay đổi cơ cấu
- Bước 6: Xây dựng phương án sử dụng lao động (có tham gia và xác nhận công đoàn)
- Bước 7: Thông báo cho người lao động về quyết định thay đổi cơ cấu (thủ tục nội bộ, luật không yêu cầu)
- Bước 8: Ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng nếu sắp xếp được vị trí việc làm mới (không áp dụng nếu không có vị trí mới)
- Bước 9: Tổng hợp lại phản hồi của NLĐ (thủ tục nội bộ, luật không yêu cầu)
- Bước 10: Trao đổi với công đoàn về các phản hồi và thống nhất phương án giải quyết cho người lao động nghỉ việc.
- Bước 11: Thông báo cho sở LĐ TBXH về việc chấm dứt (nay là sở Nội vụ)
- Bước 12: 30 ngày sau làm thông báo chấm dứt HĐLĐ (nếu có thời hạn); 45 ngày (nếu là HĐLĐ không có thời hạn).
- Bước 13: Thanh thoán xong chế độ cho người lao động trong thời hạn 7 ngày làm việc sau khi có thông báo chấm dứt.

Đoạn trên là tôi gõ lại, đoạn dưới là tôi bổ sung theo luật mới 2019

Mức bồi thường tái cơ cấu:
- Trợ cấp mất việc làm (điều 47): Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương. Công thức: Trợ cấp mất việc = 1 * Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc * Tiền lương để tính trợ cấp mất việc.
- Trợ cấp mất việc làm: Theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật lao động 2019

Xem thêm tại bài: "Số tiền công ty trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc là bao nhiêu?"

"Điều 47. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
"

"Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động."

Xem thêm bài: "Công ty không phải trả trợ cấp thôi việc và mất việc làm khi nào?"

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *