Hành chính nhân sự sẽ phải làm việc với những cơ quan nhà nước nào ?

Với câu hỏi này: "Đối với nhân viên nhân sự thì cần phải làm việc với những cơ quan nhà nước nào? Và làm việc về những thủ tục gì? Quy trình cụ thể là như thế nào? ". Liệu ACE làm HR có thể trả lời được hết không nhỉ ?

Nói chung câu hỏi này ngắn nhưng để trả lời được hết không phải dễ dàng gì. Dựa vào kinh nghiệm để trả lời thì khá dễ nhưng dẫn chứng cụ thể theo luật sẽ mất nhiều thời gian của tôi. Sau khi đọc hết luật lao động 2012, nghị định 95 2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, Thông tư 23 - 2014 TT BLDTBXH, Luật việc làm, Luật bảo hiểm xã hội, tạm thời tôi mới liệt kê được 1 số cơ quan sau:
+ Phòng lao động thương binh và xã hội
+ Bảo hiểm xã hội quận
+ Tổng liên đoàn lao động
+ Chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân, công an)
+ Tòa án nhân dân
+ Đơn vị hòa giải
+ Cục quản lý lao động ngoài nước
+ Cơ quan đại diện ngoại giao
+ Cơ quan lãnh sự
+ Cục xuất nhập cảnh
+ Cơ quan thuế

Cùng với việc cất công tìm hiểu kỹ theo luật để tránh hàm hồ, tôi cũng update thêm vào bộ quy trình các công việc nhân sự của mình cho đầy đủ:

Cụ thể hơn, chúng ta nhìn vào bảng sau:

CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Stt Công việc Cơ quan Ghi chú
1 Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Nghị định 03 - 2014 / NĐ - CP: Điều 8 - Báo cáo sử dụng lao động
2 Người sử dụng lao động lập số quản lý lao động, quản lý và sử dụng số theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thông tư 23 - 2014 TT BLDTBXH : Điều 7. Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động
3 Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
4 Lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
5 - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh.
- Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động.
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh Điều 28 - Nghị định 05/2015 NĐ - CP
6 Người sử dụng lao động gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động, Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạm hành chính trong lĩnh vực lao động
7 Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại
diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến:
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động
tập thể doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước - Bộ luật lao động
8 Đăng ký Bảo hiểm xã hội lần đầu Cơ quan bảo hiểm xã hội;
9 Khai báo tăng giảm đóng BHXH Cơ quan bảo hiểm xã hội;
10 Phối hợp thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động Cơ quan bảo hiểm xã hội;
11 Cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
12 Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh Luật lao động
13 Thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh
14 Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Nghị định 03 - 2014 / NĐ - CP: Điều 8 - Báo cáo sử dụng lao động
15 Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Nghị định 03 - 2014 / NĐ - CP: Điều 8 - Báo cáo sử dụng lao động
16 Thành lập công đoàn cơ sở Tổng liên đoàn Lao động
17 Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể; Tập thể lao động
18 Tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng Tập thể lao động
19 Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng; Tập thể lao động
20 Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tổ chức đại diện tập thể lao động
21 Cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Tổ chức công đoàn
22 Người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Cục quản lý lao động ngoài nước
23 Người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Cục xuất nhập cảnh
24 Cho thôi việc đối với nhiều người lao động Trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
25 Cho thôi việc đối với nhiều người lao động Thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
26 Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động Thanh tra lao động
27 Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế Thanh tra thuế
28 Xử lý tranh chấp lao động Tòa án nhân dân
29 Xử lý tranh chấp lao động Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
30 Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá
trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Cơ quan kiểm định
31 Báo cáo, lên phương án kế hoạch, kiểm tra Phòng cháy chữa cháy Công an Phòng cháy chữa cháy
32 Phối hợp điều tra, cung thông tin khi có yêu cầu của công an hình sự Công an Hình sự
33 Trao đổi hợp tác với địa phương trong các phong trào Ủy ban nhân dân địa phương
34 Thành lập, tổ chức các đơn vị tự vệ Ban chỉ huy quân sự quận

Có lẽ vẫn còn. Tôi sẽ bổ sung trong thời gian rảnh tới. Nếu ai đó đi phỏng vấn mà gặp câu hỏi này, tôi thấy khó có thể mà tường tận từng chi tiết để trả lời. Mỗi một cơ quan, mỗi một công việc đều có quy trình biểu mẫu riêng. Phải đến lúc làm mới biết và nhớ. Làm rồi thì thể nào cũng quên. Tôi đã từng phải tiếp công an đến điều tra 1 trường hợp nhân viên bỏ đi cùng bạn gái. Anh chàng này tự nhiên nghỉ việc mấy ngày liên, ai cũng nghĩ là đi đâu đó nghỉ mát. Ai ngờ đâu anh ta lừa con gái nhà người ta rồi bỏ đi biệt tích. Cho nên tôi có để cả việc gặp cơ quan công an vào làm câu trả lời ở trên.

Còn tiếp thanh tra lao động, ai cũng gặp rồi. Ví dụ như ở 3 bài này:
- Chuẩn bị gì cho đợt thanh tra lao động ?
- Chuẩn bị báo cáo thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động và luật bảo hiểm xã hội ?
- Chuẩn bị gì khi có đoàn bảo hiểm xã hội xuống thanh tra ?
Với cơ quan thuế là phối hợp với phòng kế toán. Mọi người đọc cụ thể ở bài này: Phòng nhân sự phải chuẩn bị gì khi thuế vào kiểm tra ?

Cơ quan bảo hiểm quận, phòng Hành Chính nhân sự gặp thường xuyên không phải bàn. Nghiệp vụ của nó cơ bản có mấy cái như ở trên. Quy trình thực hiện từng nghiệp vụ hơi dài. Thí dụ: Hướng dẫn làm HS tham gia BHXH ban đầu tại Thanh Xuân Hà Nội

Phòng và sở lao động, chúng ta ít gặp hơn nhưng 1 năm cũng phải giao tiếp đôi lần. Tòa án nhân dân thì chả ai mong gặp. Tôi cũng chưa phải làm việc với tòa án bao giờ nhưng mấy anh bạn làm vị trí quan hệ lao động trong Ngân hàng của tôi cũng thỉnh thoảng. Trát của tòa đến là giật thon thót.

Không biết tôi còn thiếu gì không nữa? Rất mong anh chị em và các bạn góp ý.

Xin tặng cả nhà 2 file chứa 2 bức ảnh ở trên:
File 1 - Quy trình quản lý nhân sự tổng thể (xem là biết hết các công việc nhân sự) http://adf.ly/1LixOJ
File 2 - Bạng theo dõi luật và các hoạt động quản lý DN cần chấp hành http://adf.ly/1LixTc

10 thoughts on “Hành chính nhân sự sẽ phải làm việc với những cơ quan nhà nước nào ?

  1. chào anh ạ, em là 1 sinh viên năm 2 ngành Quan hệ lao động, anh có thể cho em biết 1 số công việc mà sinh viên như em có thể làm để nâng cao kỹ năng được không ạ?

  2. Dear anh,
    Em có click vào 2 link bên dưới để down quy trình nhưng ko được. Vậy nên phiền anh gửi cho em hai quy trình đó qua mail [email protected] nhé!
    Em Lệ cảm ơn anh ạ!
    Regards
    L

  3. thuylinh89103 07.12.2017 at 10:34 - Reply

    Chào anh Cường,

    Em muốn download hai bộ quy trình trên nhưng link lại không down được.
    Em mạng phép xin phép anh gửi mail giúp em được không ạ.
    Email của em: [email protected]
    Em cảm ơn anh.

  4. công tráng 14.08.2020 at 10:00 - Reply

    mình download hai bộ quy trình trên nhưng link lại không down được.
    bạn có thể gởi cho mình xin qua mail được không!
    Email của mình là: [email protected]
    cảm ơn bạn.

  5. Dear anh,
    Em có click vào 2 link bên dưới để down quy trình nhưng ko được. Vậy nên phiền anh gửi cho em hai quy trình đó qua mail [email protected] nhé!
    Em cảm ơn

  6. Dear anh,
    Em có click vào 2 link bên dưới để down quy trình nhưng ko được. Vậy nên phiền anh gửi cho em hai quy trình đó qua mail [email protected] !
    Em cảm ơn ạ

    • Anh vui lòng click vào dòng này:
      File 1 – Quy trình quản lý nhân sự tổng thể (xem là biết hết các công việc nhân sự)
      File 2 – Bạng theo dõi luật và các hoạt động quản lý DN cần chấp hành

      Cường mới Add thêm file vào rồi đó ạ!

Trả lời nga đặng Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *