Ngày 18/2 vừa rồi tôi có đọc được bài viết với đoạn : " Phát biểu tại hội nghị Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước ngày 18/2, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng lãnh đạo nhiều tập đoàn, tổng công ty hiện rất "khó sống" với mức lương tối đa được quy định là 36 triệu đồng một tháng.
“Không sống được cũng phải cố sống bởi dẫu sao cũng cao hơn lương của công chức Nhà nước”, vị lãnh đạo ngân hàng này nói."
Tại sao ông ý lại kêu vậy, báo cũng có giải thích: "Theo Nghị định 50 và 51 của Chính phủ, thù lao cao nhất cho Chủ tịch Hội đồng thành viên một doanh nghiệp Nhà nước là 36 triệu đồng một tháng, tương đương 432 triệu đồng một năm. Trong trường hợp đơn vị làm ăn tốt, lãnh đạo có thể được thưởng thêm song tối đa không quá 1,5 lần mức lương nêu trên."
Là sao nhỉ ?
Câu chuyện bắt đầu từ lúc các nghị định ra đời: Sự ra đời của nghị định 49, 50, 51 . Bắt nguồn từ Nghị định 49, trong đó yêu cầu các công ty nhà nước phải xây dựng và trả lương theo kiểu mới, không áp dụng kiểu hệ số cũ nữa. Tức là chuyển từ lương hệ số sang lương khoán. Đây là một quyết định cởi trói cho doanh nghiệp nhà nước. Nhưng ... đi vào tìm hiểu và làm thử thì nếu làm vậy, các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước sẽ có lương rất khủng. Có lẽ sẽ còn khủng hơn bây giờ và họ được công khai. Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước mà lương khủng thì chắc chắn dân sẽ kêu ca. Chả có ai là không phải ứng khi nghe thông tin giám đốc xí nghiệp thoát nước lương tận mấy trăm triệu / tháng cả. Nhưng giám đốc doanh nghiệp tư nhân thì lương thế nào chả được.
Chính vì sợ dân phản ứng nên nhà nước cho ra đời cái nghị định 51 quy định lương cho các lãnh đạo tập đoàn. Xem cụ thể 3 cái nghị định ở đây: Nghị định 49, 50, 51/2013 ND CP
Đây chính là cái bảng quy định lương cho các lãnh đạo tập đoàn.
Lúc đầu tôi cứ tưởng đây là lương cơ bản giống như lương ở ngoài. Tức là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội, còn đâu thì là các khoản khác. Nhưng tôi đã lầm. Đây chính là khoản lương hàng tháng do nhà nước quy định và các sếp chỉ được nhận từng đó.
Như vậy: theo 49 thì lương của các anh em trong công ty muốn thế nào cũng được, lên trời cũng không sao. Nhưng theo 51 thì các anh em lương tự vẽ trừ các lãnh đạo ra. Lãnh đạo thì chỉ có thế, tối đa được 36 triệu, nếu có lớn hơn thì chỉ được dao động trong mức 1,5 lần. Mâu thuẫn sẽ xảy ra, xây bảng lương kiểu gì bây giờ khi sếp chỉ có 36 triệu trong khi đó nhân viên lại gấp mấy lần ? Điểm này chính là điểm đau đầu của các cán bộ phòng tổ chức hành chính.
Nguyên nhân vì sao các sếp thì lương bị không chế mà nhân viên thì lại được thả muốn bao nhiêu thì tùy ? Nguyên nhân là:
Do các lãnh đạo các công ty nhà nước đều do người của các cơ quản chủ quản cử xuống. Mà đã là người của cơ quan chủ quản cử xuống thì là người nhà nước. Đã là người của nhà nước thì lương chỉ có thế. Tôi sẽ thử đi tìm hiểu xem nhà nước lấy căn cứ ở đâu để đưa ra cái bảng ở trên mới được.
Còn nhân viên các công ty nhà nước, thực ra từ rất lâu rồi đã phải tuân theo luật lao động. Tức không phải là viên chức hay công chức. Và như thế họ không thuộc biên chế. Mà đã không thuộc biên chế thì phải để thị trường điều chỉnh chứ không thể để cơ chế nhà nước điều chỉnh được. Chính vì vậy, công ty muốn trả lương thế nào cũng ok.
Hiện tại các doanh nghiệp nhà nước đang lấy cơ chế trả lương theo hệ số để trả cho người lao động. Điều đó dẫn đến sự bất công: 1 ông bảo vệ có bằng đại học sẽ có lương cao hơn 1 người làm tài chính nhưng lại có bằng cao đẳng. Đây chính là điểm thắt nút trói buộc doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch BIDV cho rằng tiền lương tại doanh nghiệp Nhà nước phải theo cơ chế thị trường. >> Bác ý cho như vậy là có ý cả :D Ảnh và lời trong ngoặc kép lấy từ bài: kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/chu-tich-bidv-lanh-dao-tap-doan-kho-song-voi-luong-36-trieu-2953266.html