Hôm nay tôi ngồi nghe trao đổi của tập đoàn về cách thức tạo động lực cho AE. Chợt nhớ từ thời xưa các cụ ta có thuyết: Nhân trị và Pháp trị, gần hơn là : Cây gậy và củ cà rốt. Mấy nghìn năm con người đi làm rõ thuyết này. Nào là tháp nhu cầu của Maslow, Thuyết 2 yếu tố: duy trì và động lực, Thuyết 4 yếu tố ABCD ... Lấy cái mới làm rõ cái xưa và lấy cái xưa định hướng cái mới. Tôi thích cái cảm giác trí óc được xuyên suốt nhiều chiều về 1 vấn đề ....
Là người cũng chịu khó đọc nhưng tôi nghĩ rằng mình chưa đọc đủ, chịu khó nghĩ những chưa nghĩ sâu, chịu khó trải nghiệm nhưng chưa đủ vấp ngã để biết cảm giác đau, tôi mạn phép nói đôi điều về 2 thuyết này: Nhân trị và Pháp trị.
Khi đọc Luận Ngữ chắc hẳn mỗi người sẽ biết, sẽ ngộ ra 1 điều khác nhau. Và rồi mỗi người sẽ vận nó ra ngoài đời 1 cách. Tôi cũng vậy, và cái tôi hiểu về Nhân trị rất đơn giản. Đối với tôi chỉ là "Đừng làm những cái mình không thích cho người khác". Khi bạn không muốn làm điều mình không thích cho người khác thì bạn đã đạt đến cái mà các cụ hay gọi là "tu thân". Từ điều này ta sẽ có những hành xử, những cách quản lý, những chính sách hợp lòng người. Và ... cách quản lý theo nhân trị đó không phải là cách quản lý vì người khác mà là cách quản lý vì cá nhân mình.
Và khi đọc Pháp trị lại cho tôi một cái nhìn khác một cách vận khác vào cuộc sống. Thật tuyệt vời khi vận tư tưởng pháp trị vào cuộc sống và công việc. Phạt chắc thưởng chắc đó là điều tôi cảm nhận thấy. Khi cái lợi không đủ để dụ người thì dùng cái hại để dọa người. Và khi dùng cái hại để dọa người không được thì phải dùng cái lợi để dụ người. Cách quản lý theo tư tưởng pháp trị là cách quản lý vì công việc.
Đối với con người ta dùng nhân trị và đối với công việc ta dùng pháp trị. Đối với bản thân ta dùng pháp trị để quản lý bản thân và đối người khác ta dùng nhân trị để khiến người khác.
Miên man suy nghĩ, tôi chợt mang nó vận vào Nhân sự. Như thế công việc của phòng Nhân sự là làm như thế nào đây? Theo tôi đó là sự phối hợp giữ nhân trị và pháp trị trong các chính sách đưa ra.
Nhân trị sẽ tạo ra sự thoả mãn, sự hài lòng trong công việc thúc đẩy công việc phát triển. Chính sách nhân sự hướng tới nhân trị sẽ bao gồm:
- Xây dựng chính sách đánh giá công việc theo mục tiêu.
- Xây dựng lộ trình công danh ( Career path )
- Xây dựng hệ thống tiêu chí và tuyển trọn cán bộ nguồn
- Xây dựng lộ trình đào tạo ( training roadmap )
...
Pháp trị sẽ tạo ra sự không bất mãn của nhân viên trong công việc tại một tổ chức và sẽ duy trì công việc hiệu quả. Các công việc hướng tới pháp trị bao gồm
- Xây dựng các chế độ, chính sách.
- Chấm công.
- Nội quy quy chế.
- Lương bổng và các khoản thù lao công bằng.
....
Để biết thêm các công việc nhân sự cần phải làm, bạn có thể xem thêm các bài viết ở phần 1, 2 ,3 và 4. Dưới đây là phần 4. Trong phần 4 sẽ có đường link dẫn tới phần 3. Và tương tự phần 3 có pần 2. Phần 2 có phần 1. Nếu bạn quan tâm thì chịu khó xem từng phần 1 bạn nhé.
Các công việc phòng Nhân sự phải làm … phần 4 – Thuyết ABCD của Paul R. Lawrence và Nitin Nohria
ngoài những thuyết này thì có thêm những thuyết khác nữa không anh kc. Và chủ đề này còn viết bổ sung nữa chứ…
cảm ơn những bài viết và những thông tin rất hữu ích của bạn!
Cam on A Kinh Can rat nhieu!
phần 3 bị lỗi rồi a ! không connect được