Tiểu Lý là một cô gái trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Cách đây không lâu, cô đã nộp đơn xin việc vị trí tổ trưởng nhóm phục vụ của một nhà hàng 5 sao. Tiểu Lý đã thành công vượt qua vòng tuyển chọn hồ sơ và được mời tham gia phỏng vấn.
Ban đầu, Tiểu Lý nghĩ rằng, buổi phỏng vấn của mình chỉ xoay quanh vài câu hỏi đơn giản. Đến ngày phỏng vấn, Tiểu Lý đã thể hiện rất tốt. Trong vòng phỏng vấn cuối cùng, khi cô cùng các ứng viên khác trả lời tham gia vòng phỏng vấn với giám đốc nhân sự, Tiểu Lý đã có một trải nghiệm đặc biệt bất ngờ.
Nhà tuyển dụng đưa ra một câu hỏi cho tất cả các ứng viên: "1 con kiến có 7 chân, vậy 100 con kiến có tổng cộng bao nhiêu cái chân?” .
Khi nghe xong câu hỏi phỏng vấn, các ứng viên đều cảm thấy rất bất ngờ. Sau một lúc, các ứng viên đưa ra những câu trả lời hoàn toàn khác nhau.
Ứng viên đầu tiên trả lời với giọng điệu có hơi tức giận: "Tại sao anh lại đưa ra một câu hỏi không liên quan như vậy? Tôi không nghĩ đây là một câu hỏi phù hợp trong buổi phỏng vấn này. Anh có đang tôn trọng chúng tôi không vậy?" .
Nhà tuyển dụng nhìn dáng vẻ tức giận của ứng viên, nhanh chóng nói: "Xin lỗi, tính khí của bạn không phù hợp với công việc này, bạn vui lòng đi ra cửa bên phải nhé".
Ứng viên thứ hai đưa ra đáp án của mình. Ứng viên này nói: "Chẳng phải đáp án đơn giản là 700 cái chân thôi sao? Đây chỉ là một phép tính rất dễ”.
Sau khi nghe câu trả lời từ ứng viên thứ hai, nhà tuyển dụng nói rằng đáp án này không chính xác. Mọi người trong phòng bắt đầu cảm thấy hoang mang. Ai cũng tính ra kết quả này, một số người bắt đầu phân tích xem có gợi ý gì khác trong câu hỏi hay không.
2 ứng viên đầu tiên đã bị loại vì chưa đưa ra câu trả lời đúng. Đến lượt ứng viên thứ 3 là Tiểu Lý, cô tự tin vui vẻ trả lời: "Loài kiến bình thường chỉ có 6 chân nên 100 con kiến thông thường sẽ có 600 chân. Tuy nhiên, vì anh nói rằng có một con kiến có 7 chân, nên có lẽ đó là một con kiến đặc biệt. Vậy đáp án của tôi là tổng cộng có 601 cái chân”.
Câu hỏi này đã tạo ra một "cái bẫy" từ một kiến thức thông thường, nhưng không phải ai cũng nhận ra ngay.
Nghe xong câu trả lời của Tiểu Lý, nhà tuyển dụng rất vui mừng, khen Tiểu Lý có EQ cao và xác nhận rằng đây chính là đáp án đúng mà ông đang chờ đợi. Tất nhiên, Tiểu Lý đã được nhận vào làm ngay lập tức.
Sau khi Tiểu Lý ký hợp đồng, nhà tuyển dụng nói với cô rằng có thể một số người sẽ cho rằng câu hỏi phỏng vấn cuối cùng của ông có phần vô nghĩa hay "làm màu". Nhưng chính câu hỏi này đã là “thước đo” mà ông dùng nhiều năm qua để tìm ra ứng viên phù hợp.
Nhà tuyển dụng chia sẻ với Tiểu Lý rằng, trong môi trường làm việc thực tế, đặc biệt là trong ngành dịch vụ, tư duy nhanh và quan sát tỉ mỉ là điều vô cùng quan trọng. Khi phục vụ khách hàng, không ai biết trước họ sẽ đưa ra những yêu cầu bất ngờ nào, nhưng nhân viên phải nhanh chóng xử lý và phản hồi ngay lập tức. Vì vậy, ông đã đặt ra một câu hỏi đơn giản để xem liệu ứng viên có thể xử lý những tình huống bất ngờ hay không.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cho rằng, những câu hỏi như vậy cũng là cách để kiểm tra xem các ứng viên có đủ cẩn thận và chú ý đến chi tiết hay không.
Theo Toutiao
Nguồn: Minh Nguyệt Theo Thanh niên Việt