Chuyên gia Nguyễn Hùng Cường – Xây dựng công ty hiệu suất để vượt qua khủng hoảng

Cường tiếp tục lên báo anh chị ạ! Lần này lên với chủ đề về Quản trị hiệu suất. Xin phép được khoe và thân mời cả nhà cùng đọc!

Xây dựng công ty hiệu suất để vượt qua khủng hoảng

Trong bối cảnh khủng hoảng, để vượt qua gian khó, các công ty cần nỗ lực tập trung vào hiệu suất tổ chức. Không những vậy, khi công ty có thể nâng cao hiệu quả làm việc, đây sẽ là động lực và đà phát triển cho công ty khi bước vào giai đoạn phục hồi.

Theo thông tin đài báo chính thống trên thế giới, các công ty lớn đang tiến hành nhiều đợt cắt giảm nhân sự. Ở Việt Nam, năm 2023, dự báo thị trường lao động chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức. Tổng LĐLĐVN dự báo đến hết quý hai năm 2023, thêm 15.000 lao động sẽ tiếp tục bị mất việc và khoảng 271.000 người lao động bị giảm giờ làm.

Vậy các doanh nghiệp sẽ cần làm gì về mặt nhân sự để bước qua giai đoạn khó khăn này? Thạc sỹ Nguyễn Hùng Cường, thành viên thuộc mạng lưới tư vấn viên của bộ Kế hoạch và đầu tư, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn xây dựng hệ thống quản trị hiệu suất theo phương pháp BSCvsKPI sẽ giải đáp câu hỏi trên.

Nhu cầu của doanh nghiệp là trở thành một tổ chức hiệu suất

Năm 2023 dự đoán là thời kỳ khó khăn của nhân sự với những biến động khó lường. Theo anh Cường, doanh nghiệp nên làm gì để cùng nhân viên vượt qua giai đoạn khủng hoảng?

Th.S Nguyễn Hùng Cường: Năm 2023 và một vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến một giai đoạn khó khăn của nền kinh tế do hậu quả của đại dịch và những bất ổn của tình hình chính trị xã hội thế giới. Vì vậy, trở thành một tổ chức hiệu suất chính là điều doanh nghiệp nên làm trong giai đoạn này để vượt qua khó khăn.

Trở thành một tổ chức hiệu suất không chỉ là điều cần thiết để vượt qua khủng hoảng mà còn là một nhu cầu của tổ chức. Nghiên cứu của Mike Michalowicz, tác giả sách "Fix This Next", đã chỉ ra tổ chức cũng có "nhu cầu". Dựa trên tháp nhu cầu của Maslow, ông nhận định công ty luôn có nhu cầu từ thấp nhất là nhu cầu có tiền, bậc 2: ổn đỉnh với việc có lợi nhuận, bậc 3: trở thành tổ chức hiệu suất, bậc 4: được xã hội, nhân viên, đối thủ công nhận và cao nhất là nhu cầu trở thành di sản.

Do đó, tập trung vào việc nâng cao hiệu suất, giảm bớt các chi phí nên là chiến lược trọng tâm và nếu được nên đưa từ khóa "hiệu suất" trở thành DNA của mỗi tổ chức.

Cần xây dựng hệ thống quản trị hiệu suất cho tổ chức

Anh Cường có nói đến "tổ chức hiệu suất" và theo anh để doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn như hiện nay thì cần một hệ thống quản trị hiệu suất. Anh có thể chia sẻ nhiều hơn về hệ thống quản trị hiệu suất không?

Th.S Nguyễn Hùng Cường: Chúng ta có thể hiểu hệ thống Quản trị hiệu suất là tập hợp các yếu tố về quản trị hiệu suất. Các yếu tố này chia thành 2 nhóm: con người và công cụ quản trị hiệu suất. Con người chính là lãnh đạo, quản lý và những cá nhân trong bộ phận phụ trách về nhân sự và hiệu suất tổ chức. Còn công cụ chính là các chính sách, quy định, quy trình tạo ra môi trường thúc đẩy hiệu suất.

Như tôi đã nói ở trên, nhu cầu của tổ chức là có hiệu suất để giúp công ty không những vượt qua khó khăn mà còn để công ty phát triển. Vì thế, các tổ chức cần xây dựng hệ thống quản trị hiệu suất một cách bài bản.

Theo kinh nghiệm triển khai những dự án tư vấn, tôi thấy doanh nghiệp nên áp dụng quản trị hiệu suất theo phương pháp BSCvsKPI. Đây là phương pháp tôi phát triển dựa trên mô hình BSC (Balanced Scorecard – Thẻ điểm cân bằng) của Kaplan và Norton kết hợp với JD – KPI (xây dựng thước đo, chỉ tiêu hiệu suất (KPI – Key Performance Indicator) từ mô tả công việc).

Hiệu quả của việc nâng cấp thành tổ chức hiệu suất đến đâu?

Xây dựng hệ thống quản trị hiệu suất có thể giúp doanh nghiệp vượt qua gian khó. Vậy anh Cường có thể chia sẻ về hiệu quả của việc nâng cấp thành tổ chức đến đâu?

Th.S Nguyễn Hùng Cường: Khi áp dụng hệ thống Quản trị hiệu suất theo BSCvsKPI, tổ chức sẽ phát triển một cách cân bằng hơn. Do hệ thống yêu cầu doanh nghiệp ngay từ đầu thiết lập chiến lược phải theo quan điểm có đủ các chiến lược thuộc 4 viễn cảnh: tài chính, khách hàng, nội bộ và quy trình, học và phát triển. 4 viễn cảnh tạo ra sự cân bằng bên trong và bên ngoài cho tổ chức, từ đó ngăn chặn các khủng hoảng chiến lược.

Cùng với đó, các chiến lược có các thước đo mục tiêu (KPI chiến lược) được phân tách và phân bổ xuống tận các vị trí kết hợp với những thước đo hiệu suất (KPI dẫn) tạo ra một thẻ KPI vị trí hoàn hảo để các thành viên tổ chức biết được cách thức làm việc cũng như yêu cầu công việc cần hoàn thành. Khi nhân viên có các thẻ KPI, họ sẽ tập trung vào đạt được các chỉ tiêu, không mất tập trung làm những công việc thiếu hiệu quả khác. Hiệu suất của nhân viên được nâng cao.

Năm 2023 và những năm tới sẽ là giai đoạn thị trường đi xuống, với những dự báo khá bi quan của thị trường thế giới, Việt Nam, mặc dù được dự báo mức tăng trưởng GDP khoảng 6% nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Vì thế, doanh nghiệp còn chưa nâng cấp để tối ưu hiệu suất, tôi nghĩ họ sẽ khó đi qua giai đoạn này.

Ánh Dương
Tổ Quốc

Vui lòng xem thêm tại: https://m.cafef.vn/xay-dung-cong-ty-hieu-suat-de-vuot-qua-khung-hoang-188230402205600697.chn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *