Trưa nay tôi đọc được một câu hỏi như sau: "Các cao nhân cho em xin chỉ giáo vớiiii. Sau 2 năm trải qua dịch Covid thì công ty em đang triển khai mô hình Hybrid working để linh hoạt hơn trong công việc cũng như phù hợp hơn với phong cách làm việc của các bạn GenZ. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thì gặp khó khăn trong việc kiểm soát, về phía nhân sự cảm thấy không thoải mái khi không nắm được những gì nhân viên đang làm việc tại nhà cũng như có đánh giá khác với những người trực tiếp làm việc tại công ty. Không biết anh/ chị nào có cao kiến để kiểm soát cũng như đánh giá hợp lý hơn được không ạ?"
Câu hỏi này cho thấy một ví dụ khá cơ bản về chủ nghĩa kinh nghiệm và sự thiếu hiểu biết dẫn tới áp dụng bị hỏng. Hẳn mấy lãnh đạo công ty đọc được ở đâu đó rằng (có thể là bài dịch hoặc sách Tây) nói rằng:
"Mô hình Hybrid Work (tạm dịch: làm việc kết hợp) là một kế hoạch kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa trong lịch trình làm việc của nhân viên.
Theo một cuộc khảo sát từ trang Envoy kết hợp với Wakefield Research cho thấy gần một nửa số nhân viên (47%) có khả năng sẽ chuyển việc nếu công ty của họ không áp dụng các hình thức làm việc linh hoạt. Hybird work phù hợp với GenZ.
Mô hình Hybrid Work có giá trị rất lớn đối với nhân viên và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của một công ty! Cụ thể giá trị đó bao gồm các lợi ích:
1. Linh hoạt thời gian và không gian mang lại hiệu quả
2. Cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn
3. Giảm tiếp xúc với bệnh tật
4. Tiết kiệm chi phí thuê văn phòng
5. Tuyển dụng được nhân tài không giới hạn quốc gia"
Sau đó thay vì việc tìm hiểu xem nhược điểm là gì, cơ sở lý thuyết nào, bối cảnh văn hoá dân tộc áp dụng, điều kiện triển khai... thì họ làm luôn. Rồi họ tự hào mình tiên tiến hợp xu hướng. Tệ hơn là câu này "phù hợp hơn với phong cách làm việc của các bạn genZ". Chả hiểu sao họ lôi cái đó vào.
Phân tích một chút chúng ta sẽ thấy rõ:
- Nhược điểm của Hybird:
+ Cần người có trình độ cao và kỷ luật
+ Cần có chính sách riêng cho từng nhóm người dẫn tới sự không thông nhất chính sách
+ Cần phải trả kinh phí cao do tuyển ng có trình độ cao
+ Khó đồng nhất văn hoá và kết nối các nhân viên.
- Cơ sở lý thuyết để áp dụng: Sử dụng thuyết động lực 3.0 (tự trị, tự đích, tự chủ), nhắm tới 2 bậc cao nhất của tháp nhu cầu Maslow.
- Bối cảnh văn hoá dân tộc và quan điển quản trị: Tổ chức phải ở môi trường văn hoá có khoảng cách quyền lực thấp với quan điểm quản trị là nhân trị kết hợp MBO
- Cơ cấu tổ chức: Phẳng, ít cấp quản lý.
- Công cụ quản trị: Phần mềm theo dõi báo cáo công việc, các chỉ tiêu kết quả cần đạt (OKR hoặc KPI), chế độ lương theo thời gian...
Trong khi đó genZ ở Việt Nam hiện nay toàn người trẻ, trình độ chưa có, kỷ luật chưa cao, môi trường văn hoá dân tộc là khoảng cách quyền lực cao, hiện thời họ đang vật lộn ở 2 tầng thấp nhất của thang Maslow. Vậy thì lý do gì lại lôi genZ ra để làm cớ áp dụng Hybird work?
Công ty nào định áp dụng thì hãy cân nhắc kẻo "đau bụng lại đi uống nhân sâm". Để ý kỹ hơn nữa, Hybird word có thể chính là một trong những công cụ của "mô hình xanh ngọc".
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng Hệ thống QTNS bài bản