Khi đọc một quyển sách nào đó, hãy xem xét bối cảnh của sách để hiểu hơn

Mình thấy có nhận định thế này:

  • Quản trị 1.0:
  • Không đề cao giá trị con người trong tổ chức, cố gắng tạo nên 1 tổ chức có sự cạnh tranh tối đa lẫn nhau (giữ lại những người giỏi nhất và giao thêm việc, loại bỏ ngay những người không hoàn thành công việc)
  • Nhân viên bị kiểm soát chặt chẽ bởi những người quản lý, những người quản lý cũng thường xuyên phải có mặt tại công ty để kiểm soát công việc
  • Quản trị 2.0:
  • Tuy nhận ra con người là tài sản tốt nhất của doanh nghiệp nhưng vẫn duy trì hệ thống phân cấp từ trên xuống một cách máy móc
  • Quản trị 3.0:
  • Cải thiện môi trường để người lao động có động lực tham gia và tìm thấy hạnh phúc trong công việc
  • Liên tục tối ưu hoá toàn bộ hệ thống, nếu không ở 1 mức độ nào đó, sự xuống cấp của công ty sẽ xuất hiện.
  • Chia sẻ công việc quản trị bằng cách cho mọi người tham gia vào việc cải thiện hệ thống cùng nhau.
  • Coi trọng việc tối ưu hoá giá trị đến tất cả khách hàng

Nguồn: Ngọc Quân theo "Lãnh đạo giỏi phải biết tạo niềm vui" - Jurgen Appelo

Đọc xong và nhìn kiểu sắp xếp 1.0, 2.0, 3.0 thì ngẫm nghĩ người viết ra thế này giống như anh em truyền bá OKR. Tức là họ ngoài nói cái tốt đẹp của OKR thì cố gắng dìm và bêu cái xấu của KPI. Để ý chút, chúng ta sẽ thấy giống như những quảng cáo cạnh tranh của Pepsi và Coca.

Theo mình cả 3 cái cách quản trị ở trên không có cái nào hơn cái nào. Mỗi cách nó sẽ ứng và giải quyết một tình huống nào đó. Dĩ nhiên nó cũng phù hợp với quan điểm quản trị của tổ chức. Và chúng ta cũng không nên phán xét đúng sai. Vì nó là quan điểm và cũng tạo ra những tổ chức thành công.

Thực ra nhìn kỹ hơn 3 cách ở trên nó quy về chiến lược nhân sự. Mà chiến lược nhân sự lại phụ thuộc vào chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh bằng chi phí thấp (lĩnh vực sản xuất) mà áp dụng cách 3 thì có khả năng bung toang. Ngược lại, công ty cạnh tranh bằng khác biệt hóa (lĩnh vực sáng tạo) mà áp dụng cách 1 cũng khả năng vỡ.

Nhìn tác giả Mỹ thì cần hiểu bối cảnh của sách và văn hoá Mỹ. Bối cảnh đó, mình đoán như sau:

Ở Mỹ khi mà cơm đã đủ no, áo đã đủ ấm, an toàn đủ, chiều văn hoá về khoảng cách quyền lực thấp… thì họ có xu hướng lựa chọn và khuyên ng ta sử dụng mô hình cơ cấu xanh lá. Ngẫm đi ngẫm lại thì ở Việt Nam, ta cũng đã sử dụng cơ cấu xanh lá từ xưa. Nào là vào hợp tác xã nào là khoán 10.

Cơ cấu xanh lá là cơ cấu linh hoạt - không chỉ huy. Cơ cấu xu hướng xanh lá nó thế này.

Quản trị 3.0:

  • Cải thiện môi trường để người lao động có động lực tham gia và tìm thấy hạnh phúc trong công việc
  • Liên tục tối ưu hoá toàn bộ hệ thống, nếu không ở 1 mức độ nào đó, sự xuống cấp của công ty sẽ xuất hiện.
  • Chia sẻ công việc quản trị bằng cách cho mọi người tham gia vào việc cải thiện hệ thống cùng nhau.
  • Coi trọng việc tối ưu hoá giá trị đến tất cả khách hàng

Nguyễn Hùng Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *