Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc thu hút và giữ chân nhân tài là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bên cạnh mức lương hấp dẫn, chế độ phúc lợi ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng để các công ty thu hút và tạo động lực làm việc cho nhân viên. Vậy, phúc lợi là gì? Và tại sao việc xây dựng một chế độ phúc lợi hợp lý lại mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết nhé.
Phúc lợi là gì?
Phúc lợi (trong tiếng Anh là Benefits) chính là các quyền lợi dành cho người lao động ngoài lương thưởng. Có thể hiểu là các tiện ích để tạo sự thoải mái và tiện nghi trong thời gian làm việc, chính là các loại bảo hiểm, các chính sách liên quan đến sức khỏe, sự an toàn và chế độ đãi ngộ cho nhân viên.
Ngoài quy định bắt buộc pháp luật, chế độ phúc lợi có thể hiểu là các dịch vụ, cơ sở vật chất và tiện nghi khác nhau, thường được cung cấp tự nguyện bởi các doanh nghiệp, để có thể giữ chân nhân tài và tăng năng suất làm việc của nhân viên.
1. Phúc lợi tự nguyện là gì?
Phúc lợi tự nguyện (tiếng anh là Voluntary benefits) là khoản phúc lợi mà doanh nghiệp tự dựa vào khả năng kinh tế và năng lực làm việc của từng lao động để chi trả.
Phúc lợi tự nguyện có thể bao gồm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm mất khả năng lao động,…
Với các đơn vị đang có sự tăng trưởng lớn, doanh nghiệp sẽ trích một khoản chi phí hàng tháng, phát hành tới đơn vị công đoàn trong tổ chức để có thể nâng cao chế độ phúc lợi, đãi ngộ tại doanh nghiệp. Qua đó, có thể phổ cập thêm về văn hóa và các hoạt động ngoại khóa tại doanh nghiệp.
2. Chức năng quan trọng của chế độ phúc lợi cho nhân viên
Phúc lợi lao động bao gồm các cơ sở, dịch vụ và tiện nghi khác nhau được cung cấp cho người lao động để cải thiện sức khỏe, hiệu quả, cải thiện kinh tế và địa vị xã hội của họ.
Chế độ phúc lợi bao gồm 2 nhóm quyền lợi, là khoản phụ cấp bằng tiền mặt/ phi tiền mặt ngoài lương, để đảm bảo quy định của pháp luật cũng như sự thống nhất tập thể.
- Nhóm phúc lợi cơ bản: Các loại bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn, chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
- Nhóm phúc lợi nâng cao: Hoạt động nghỉ mát, ưu đãi mua sắm, tham dự sự kiện, hội thảo, các khoản phúc lợi tiền mặt tùy sự kiện… tóm lại các phúc lợi đặc biệt chỉ tại doanh nghiệp đó mới có.
Tính chất của các chương trình phúc lợi lao động rất linh hoạt và có sự thay đổi thường xuyên. Qua đó, các chương trình phúc lợi có thể là dài hạn, hoặc chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, ví dụ như các khoản phụ cấp và quà cáp vào Lễ tết.
Chế độ phúc lợi cho nhân viên có thể áp dụng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp như công ty tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, cơ quan chính phủ, hay bất kỳ cơ quan xã hội hoặc từ thiện nào.
Lợi ích khi xây dựng chế độ phúc lợi cho nhân viên hợp lý
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý nguồn Nhân lực (SHRM), khi doanh nghiệp triển khai các chương trình phúc lợi hấp dẫn, sẽ luôn có lợi thế hơn so với đối thủ về tất cả các phương diện như: tối ưu năng suất làm việc, nâng tầm thương hiệu tuyển dụng, cũng như tăng khả năng giữ chân nhân tài…
1. Quản lý nhân viên hiệu quả
Xây dựng chế độ phúc lợi cho nhân viên rõ ràng chính là cách để quản lý nhân sự hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh tất cả các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 đều chú trọng đến việc thúc đẩy văn hóa và tinh thần của đội ngũ, qua đó tối ưu hiệu suất làm việc.
Chế độ phúc lợi cũng chính là hệ thống để kiểm soát và quản lý nhân viên hiệu quả, đảm bảo sự có mặt của nhân sự trong tất cả các hoạt động xã hội của doanh nghiệp, cũng như chắc chắn về cảm xúc và tinh thần của nguồn nhân lực, luôn ở mức cao nhất!
2. Tối ưu năng suất làm việc
Một khi đã bước vào trạng thái vui vẻ, phấn khích và gắn bó, nhân viên sẽ nỗ lực hết mình để tối ưu năng suất công việc, để cố gắng vì một thành quả tốt nhất! Qua đó, từ kết quả này, doanh nghiệp sẽ có căn cứ để xây dựng cơ chế khen thưởng kỷ luật hợp lý nhất, cũng như tăng giảm hạn mức chế độ phúc lợi, tùy thuộc vào năng suất của tập thể.
3. Nâng cao văn hóa doanh nghiệp
Một khi đã có ấn tượng tốt trong suy nghĩ của nhân viên hiện thời, chắc chắn rằng đội ngũ sẽ lan tỏa cảm xúc này tới những người thân quen và cộng đồng xung quanh, qua đó gián tiếp nâng tầm thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Qua đó, doanh nghiệp sẽ có thể tăng cường chất lượng của nguồn nhân lực đầu vào, bộ máy vận hành hiệu quả hơn, đảm bảo năng suất lao động trong doanh nghiệp.
4. Tăng khả năng giữ chân nhân tài
Chắc chắn rằng, khi đã có chương trình phúc lợi, đãi ngộ tốt, nhân viên sẽ không có nhu cầu muốn rời bỏ doanh nghiệp, đặc biệt khi họ đã nhìn được tiềm năng phát triển của bản thân khi tiếp tục làm việc và cống hiến.
Lời kết
Phúc lợi không chỉ đơn thuần là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra, mà còn là một khoản đầu tư lâu dài và mang lại hiệu quả cao. Khi xây dựng một chế độ phúc lợi hợp lý, doanh nghiệp không chỉ thu hút và giữ chân nhân tài mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty.