Quy trình của MBO là gì? So sánh hai phương pháp quản trị MBO và MBP

Như ở các bài viết trước chúng ta đã biết được MBO và MBP là gì? Ưu và nhược điểm của hai phương pháp quản trị này. Hôm nay, Blognhansu sẽ cho bạn biết thêm về quy trình của MBO là gì và so sánh hai phương pháp quản trị này với nhau để bạn dễ dàng nhận biết và áp dụng cho doanh nghiệp của bạn nhé.

1. Quy trình theo mục tiêu của MBO

Quy trình MBO bao gồm 6 bước như sau:

1.1 Bước 1: Xác định mục tiêu

MBO đặt ra mục tiêu dựa trên tổng thể (những mục tiêu quan trọng, toàn diện). Sau đó, các bộ phận và nhân viên cấp dưới sẽ dựa trên mục tiêu tổng thể để thiết lập các mục tiêu con, tạo sự mạnh mẽ cho mục tiêu chính.

1.2 Bước 2: Xác định mục tiêu cá nhân

Các nhà quản trị có thể bắt đầu bằng việc làm việc với cấp dưới và xây dựng các mục tiêu cá nhân dựa trên báo cáo tóm tắt về chiến lược. Những mục tiêu này cần được đặt ra cụ thể, có khả năng đo lường, mang tính thách thức nhưng vẫn có tính khả thi. Phương pháp đo lường như OKR, KPI được sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp để đánh giá mức độ hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện mục tiêu của nhân sự.

Để xác định các mục tiêu con này, người quản trị cần phân tích công việc, quyền hạn và chức năng từng bộ phận, nắm vững số lượng nhân sự trong mỗi bộ phận, giúp phân công công việc phù hợp với mục tiêu tổng thể.

1.3 Bước 3: Giám sát hiệu suất thực hiện

Các công cụ quản lý công việc trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ trong việc tạo danh sách công việc, quản lý tiến độ và đánh giá kết quả dựa trên thời hạn và chất lượng MBO.

1.4 Bước 4: Đánh giá hiệu suất

Quy trình cần được thực hiện một cách minh bạch, bất kể kết quả đánh giá là tích cực hay tiêu cực, cần có biện pháp động viên nhân sự để thúc đẩy đam mê, nỗ lực làm việc và đặt ra những yêu cầu cao hơn mục tiêu đã đề ra. Bao gồm:

  • Xác định tiêu chí đánh giá.
  • Đánh giá quá trình thực hiện công việc.
  • So sánh kết quả.
  • Khó khăn đột biến.
  • Đưa ra phản hồi và điều chỉnh.

1.5 Bước 5: Phản hồi kết quả thường xuyên

Cần thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện của nhân viên để kịp thời phát hiện những vấn đề và đưa ra hướng giải quyết. Việc phản hồi cần mang tính xây dựng để nhân viện có thời gian hoạch định kế hoạch làm việc. Phản hồi chính xác giúp nhân viên hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình giúp nhân viên có động lực phát triển.

1.6 Bước 6: Ghi nhận thành tích đạt được

Qua bước này, nhà quản trị có thể xây dựng các chính sách hoạt động khuyến khích khen thưởng nhân sự đạt các mục tiêu đã đề ra đồng thời thúc đẩy tinh thần thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp.

2. So sánh hai phương pháp quản trị MBO và MBP

Lời kết,

MBO và MBP đều mang lại mục đích tăng cường hiệu quả và hiệu suất làm việc của tổ chức, từ đó đóng góp vào sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn áp dụng được đúng hai phương pháp này trong doanh nghiệp của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *