MBP là gì? Mối quan hệ của MBP và MBO như thế nào?

Như thế nào là một chiến lược doanh nghiệp hoàn hảo? Trước hết là cách đặt ra các mục tiêu cho doanh nghiệp và sau đó sử dụng các phương pháp quản lý phù hợp để từng bước thực hiện chiến lược. Trong đó, MBO và MBP được xem là hai phương thức quản lý công việc phổ biến hiện nay. Vậy MBP là gì? Mối quan hệ giữa MBO và MBP như thế nào? Cùng Blognhansu giải đáp trong bài viết này nhé!

1. MBP (Quản trị theo quy trình) là gì?

1.1 Khái niệm MBP (Quản trị theo quy trình)

MBP (Manage by process) hay quản trị theo quá trình là phương pháp quản lý dựa trên việc phân loại cách hoạt động theo các quá trình. Phương pháp MBP giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch kiểm soát quy trình, kế hoạch kiểm tra, đo lường MBP theo kế hoạch kiểm soát quy trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.

Bản chất của phương pháp quản lý theo quy trình là quản lý công việc theo một chu trình đã được phân tích và quy định quản lý kỹ lưỡng. MBP gần như ngược lại so với MBO và thực chất đây chính là nền tảng của các hệ thống quản lý chất lượng ISO.

1.2 Lợi ích của phương pháp Quản trị theo quy trình (MBP)

MBP - quản trị theo quy trình có những lợi ích như sau:

Thứ nhất, kiểm soát liên tục dòng chảy của công việc, các hoạt động trong doanh nghiệp.

Thứ hai, phát hiện và khắc phục nhanh chóng lỗi sai do thông thông tin được truyền tải nhanh giữa các bộ phận. Trưởng mỗi bộ phận không chỉ chịu trách nhiệm về công việc của bộ phận của mình mà còn liên đới chịu trách nhiệm về công việc của bộ phận phía sau.

Thứ ba, tạo điều kiện cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp tham gia cải tiến chất lượng. Chẳng hạn về quản trị theo quá trình: nếu đại diện bộ phận mua nguyên liệu và bộ phận sản xuất được tham gia ngay từ công đoạn thiết kế thì đảm bảo nguyên liệu sẽ được mua đúng yêu cầu thiết kế và yêu cầu sản xuất.

Thứ tư, các quy trình xử lý công việc tạo điều kiện để áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản trị doanh nghiệp.

Thứ năm, xây dựng các tài liệu phục vụ cho doanh nghiệp một cách hệ thống và thống nhất.

Thứ sáu, kiểm soát được chi tiết việc thực hiện công việc thông qua xây dựng lưu đồ quy trình, xác định các điểm kiểm soát.

1.3 Ưu và nhược điểm của MBP

Phương pháp nào cũng vậy, đều tồn tại những điểm mạnh và hạn chế khác nhau. Tuy vậy, quản trị theo quy trình (MBP) vẫn được đánh giá tốt khi khiến cho số lượng lớn các chủ doanh nghiệp hài lòng.

# Ưu điểm của MBP

- Đảm bảo sự tập trung cao, thậm chí tất cả đã được định vị trước.

- Ít sai lệch về mọi phương diện, từ đó, đảm bảo các chuẩn mực đề ra.

- Dễ đúng chuẩn trong doanh nghiệp.

- Kiểm soát quy trình từ đầu đến cuối.

# Nhược điểm của MBP

- Cấp dưới ít sáng tạo hơn vì tất cả đã được quy định chặt chẽ.

- Chủ động không cao và tính lệ thuộc cao.

- Không có tính linh hoạt cao.

2. Mối quan hệ giữa MBP và MBO

Quản trị doanh nghiệp nói chung thường chia theo hai cách là quản trị theo quy trình (MBP) và quản trị theo mục tiêu (MBO). Bởi vì mỗi cách quản trị đều có những ưu và nhược điểm riêng nên doanh nghiệp thường lựa chọn kết hợp hai phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Lời kết,

Blognhansu hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi MBP là gì, cũng như, chia sẻ cho bạn về mối quan hệ giữa hai phương pháp quản trị MBO và MBP phổ biến trong doanh nghiệp. Mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng hai phương pháp này hiệu quả và đạt được những kết quả như mong muốn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *