Doanh nghiệp muốn xây dựng một môi trường đột phó thì cần biến sự đa dạng, công bằng và hội nhập (DEI) trở thành phần quan trọng trong giá trị của mình. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu DEI là gì và DEI kết nối với văn hóa doanh nghiệp như thế nào nhé!
1. DEI là gì?
DEI là viết tắt của “Diversity - Equity - Inclusion”, nghĩa là “Đa dạng - Công bằng - Hòa nhập”. Chiến lược này tập trung vào việc đa dạng hóa, đồng thời, tạo ra những cơ hội bình đẳng cho mọi người lao động bất kể giới tính, độ tuổi, văn hóa hay sắc tộc.
Đa dạng, Công bằng & Hòa nhập (DEI) đề cập đến các khuôn khổ tổ chức để thúc đẩy sự đối xử công bằng và sự tham gia đầy đủ của tất cả thành viên, đặc biệt là các nhóm trước đây ít được đại diện hoặc bị phân biệt đối xử. Nhìn chung, các chương trình DEI tạo ra một môi trường mà tất cả đều được chào đón, hỗ trợ và có đủ nguồn lực để thành công bất kể danh tính, chủng tộc hay định hướng.
- Sự đa dạng là sự hiện diện của những khác biệt trong bối cảnh nhất định. Ở nơi làm việc, điều đó có thể hiểu là sự khác biệt về giới tính, dân tộc, bảng dạng giới, tuổi tác… Hoặc cũng có thể đề cập đến sự khác biệt về khả năng thể chất.
- Công bằng là quá trình đảm bảo rằng các hoạt động và chương trình là khách hàng, công bằng và mang lại kết quả bình đẳng nhất cho mọi cá nhân.
- Hòa nhập là hoạt động đảm bảo rằng mọi thành viên có cảm giác thân thuộc tại nơi làm việc. Điều này được hiểu là nhân viên cảm thấy thoải mái và được tổ chức hỗ trợ khi họ được là chính mình.
Kết hợp ba nhân tố này, DEI là đặc tính công nhận giá trị của những tiếng nói đa dạng và nhấn mạnh tính toàn diện, cũng như phúc lợi của nhân viên. Để mang lại những giá trị tích cực, các tổ chức, công ty phải thực hiện các chương trình và sáng kiến tích cực làm cho nơi làm việc của họ trở thành không gia đa dạng, công bằng và hòa nhập hơn.
2. Vai trò của DEI trong doanh nghiệp
DEI thực sự quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì môi trường làm việc thành công dựa trên nguyên tắc tất cả mọi người đều có thể phát triển về mặt cá nhân và nghề nghiệp. Tập hợp những người thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau sẽ tạo nên những ý tưởng mới, sáng tạo. Quan trọng nhất, chiến lược DEI góp phần hình thành không gian nơi tất cả nhân viên cảm thấy họ có giá trị nội tại, không phải bất chấp sự khác biệt mà là vì sự khác biệt của họ.
Các công ty DEI có khả năng ứng phó hiệu quả hơn với các thử thách không lường trước, thu hút những nhân tài hàng đầu và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khác nhau. Với DEI, các công ty đang xem xét cách hỗ trợ nhân viên một cách tốt nhất. Trong những năm vừa qua, rất nhiều tổ chức đã có những bước tiến quan trọng nhằm xây dựng sự đa dạng, công bằng và hòa nhập vào chính sách cũng như phương pháp tuyển dụng.
2.1 Các vấn đề của DEI quan trọng đối với ứng viên và nhân viên trong doanh nghiệp
DEI dần trở nên phổ biến đối với ứng viên và nhân viên. Thực tế cho thấy ¾ số người tìm việc và nhân viên coi DEI là yếu tố chính khi cân nhắc lời mời làm việc của công ty. Các ứng viên nhận ra những tác động tích cực của môi trường chào đón nhiều nền tảng khác biệt và muốn tham gia vào đó.
Nhưng nhân viên không phải là những người duy nhất thúc đẩy nền văn hóa đa dạng và hòa nhập hơn. Lãnh đạo công ty cũng phải nỗ lực thực hiện các chính sách DEI và có nhiều động lực để doanh nghiệp bắt đầu sớm hơn.
2.2 Các sáng kiến DEI nâng cao sự bền vững của công ty
Các doanh nghiệp, công ty lắng nghe nhu cầu của những người ủng hộ DEI và thực hiện thay đổi cũng có thể được hưởng lợi từ nền văn hóa đa dạng, công bằng và hòa nhập.
Theo Forbes, việc tăng 10% cổ phần của đối tác nữ thường dẫn đến doanh thu tăng 10%. Bên cạnh đó, các công ty có đội ngũ điều hành đa dạng về văn hóa và sắc tộc có khả năng dẫn đầu ngành về lợi nhuận cao hơn 33%. Khi mọi người cảm nhận được sự chào đón thì họ thường thể hiện cấp độ cao hơn. Đó là tình huống đôi bên cùng có lợi khi công ty thực hiện những bước để đa dạng hóa lực lượng lao động của mình.
3. DEI và văn hóa doanh nghiệp kết nối như thế nào?
Đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) trở thành yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và định hình văn hóa doanh nghiệp. Đa dạng mang đến sự phong phú và đa chiều, không chỉ về sự khác biệt đặc điểm cá nhân mà còn trong quan điểm, kinh nghiệm và văn hóa. Bình đẳng giúp cho mọi thành viên có cơ hội để thể hiện tiềm năng của mình và được đối xử như nhau. Và hòa nhập xây dựng môi trường làm việc làm cho mọi người cảm thấy chào đón, liên kết và tương tác với nhau.
DEI tạo ra sự nhận thức của doanh nghiệp về vai trò quan trọng của sự đa dạng. Sự đa dạng không chỉ giới hạn ở những yếu tố như giới tính, sắc tộc, văn hóa mà còn bao gồm cả khả năng về sức khỏe, quan điểm… Sự đa dạng là một lợi thế cạnh tranh, mang lại sự đổi mới và khả năng thích ứng trong thị trường đầy biến động như hiện nay.
Một doanh nghiệp thể hiện cam kết đối với việc đảm bảo sự đa dạng, công bằng và hòa nhập qua các chính sách, hành động cụ thể sẽ xây dựng niềm tin và được đánh giá cao từ phía khách hàng, cộng đồng.
Ngày nay, khách hàng và công chúng quan tâm nhiều đến giá trị và tầm ảnh hưởng xã hội của các doanh nghiệp. Khi họ nhận thấy rằng doanh nghiệp đang xây dựng văn hóa bình đẳng và tôn trọng sự đa dạng, thường sẽ có xu hướng ủng hộ và tin tưởng hơn. Điều này mang tới lợi ích lớn để tăng cường lòng tin và sự ủng hộ từ cộng đồng, khách hàng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tạo lợi ích tài chính bền vững trong dài hạn.
Ngoài ra, DEI khuyến khích việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thuận, trong đó sự đa dạng được đánh giá cao. Điều này đòi hỏi sự cam kết từ tất cả các cấp quản lý và nhân viên để thực hiện các giá trị DEI trong quyết định và hành vi. Doanh nghiệp cần tạo ra môi trường mà mọi thành viên cảm thấy an toàn, chấp nhận và động viên để chia sẻ ý kiến, tham gia vào quá trình ra quyết định.
Lời kết
Triển khai DEI là quá trình lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực liên tục từ mọi thành viên trong tổ chức. Nhưng lợi ích mà DEI mang lại cho doanh nghiệp là đáng kể như nâng cao năng suất, cải thiện sự sáng tạo, tăng cường gắn kết nhân viên và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt trong cộng đồng.