Em làm BSC công ty, rồi đến BSC bộ phận và sau đó BSC vị trí được không?

Trời Hà Nội vào thu rồi bạn ạ. Mấy hôm nay mưa suốt. Có lẽ thời tiết này cũng đang là mùa bão.

Trong bài Sự phát triển của các phương pháp đánh giá, tôi có chia sẻ rằng ở Việt Nam đang có nhiều phương pháp làm KPI. Trong đó có phương pháp B - S - KPI (BSC - KPI): Từ chiến lược cân bằng 4 khía cạnh ra thước đo KPI. Giờ ở bài này, tôi xin chia sẻ cách làm cụ thể. Đây cũng là phương pháp mà tôi tin nhiều chuyên gia tư vấn hướng dẫn và coi đây là phương pháp gốc xuất phát từ Kplan (tác giả của phương pháp). Tôi đã đọc vài quyển sách về BSC và cũng xác nhận rằng đây là phương pháp có lẽ giông giống gốc (Cách làm BSC – KPI theo Kplan &Norton). Tuy nhiên làm theo phương pháp này thì sẽ có nhược điểm. Nếu bạn muốn biết vui lòng kéo chuột xuống dưới.

1. Cụ thể phương pháp BSC - KPI có các bước làm như sau:

Giai đoạn 1: Làm BSC công ty. Cách làm cũng giống như trong ảnh dưới đây gồm các bước:
- Bước 1: Xác định chiến lược và bản đồ chiến lược
- Bước 2: Xác định thước đo và chỉ tiêu chiến lược
- Bước 3: Xác định các kế hoạch hành động (chỗ này tôi hay gọi là chiến thuật)
- Bước 4: Cấp trên (HĐQT) và cấp dưới (CEO) trao đổi với nhau để chốt Kpi.

Giai đoạn 2: Làm BSC bộ phận. Các bước giống như làm BSC cho công ty, bao gồm:
- Bước 1: Trưởng bộ phận nhìn và bản đồ chiến lược và xác định các chiến lược cho bộ phận mình (hoặc CEO sẽ phân chiến lược cho bộ phận)
- Bước 2: Xác định thước đo và chỉ tiêu chiến lược của bộ phận
- Bước 3: Xác định các kế hoạch hành động cho bộ phận
- Bước 4: Cấp trên (CEO) và cấp dưới (Trưởng bộ phận) trao đổi với nhau để chốt Kpi.

Giai đoạn 3: Làm BSC vị trí. Giống các giai đoạn trên, các bước như sau:
- Bước 1: Nhân viên nhìn và bản đồ chiến lược bộ phận và xác định các chiến lược cho vị trí (hoặc trưởng phòng sẽ phân chiến lược cho vị trí)
- Bước 2: Xác định thước đo và chỉ tiêu chiến lược của vị trí
- Bước 3: Xác định các kế hoạch hành động cho vị trí
- Bước 4: Cấp trên (TP) và cấp dưới (NV) trao đổi với nhau để chốt Kpi.

Sau khi có KPI cho các vị trí, nếu tổ chức:
- Vẫn để có 4 viễn cảnh thì gọi là BSC vị trí:

- Không để 4 viễn cảnh mà gom lại thì gọi là thẻ KPI vị trí:

Đây là thẻ KPI theo cách đánh giá kết quả kiểu ngăn xếp.

2. Giờ đến phần tiếp theo là bình luận về ưu nhược điểm của phương pháp này:
2.1 Nhược điểm: Theo tôi cách làm này khó thực hiện. Chúng ta sẽ gặp khá nhiều bài toán.
- Việc lên chiến lược hay chỉ là ý tưởng công việc không phải dễ dàng. Do đó, nếu chúng ta yêu cầu đến từng nhân viên phải lên ý tưởng sẽ gây khó khăn cho một số tổ chức có các vị trí yêu cầu trình độ thấp. Đã thế lại còn phải lên ý tưởng cho đủ 4 viễn cảnh nữa.
- Từ các ý tưởng, quá trình tìm ra được thước đo (KPI) cũng khó khăn không kém.
- Thời gian triển khai các giai đoạn ở trên sẽ lâu.
- Có những vị trí không có chiến lược ở cấp trên để mang về làm chiến lược cho bản thân.
- Việc phân bổ từ trên xuống, đôi khi có thể dẫn tới tình huống nhân viên không biết cách triển kha công việc

2.2 Ưu điểm:
- Thúc đẩy nhân viên nghĩ
- Cá nhân, bộ phận sẽ phát triển cân bằng cả bên trong và bên ngoài.

Từ những bài toán trên, sau một thời gian nghiên cứu tôi đề xuất anh chị và các bạn sử dụng phương pháp BSCvsKPI mà tôi vẫn dùng mang đi tư vấn hướng dẫn các tổ chức xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất. Với phương pháp của tôi, chúng ta chỉ cần tổ chức phát triển cân bằng (tức làm BSC ở cấp độ tổ chức), còn lại bộ phận và vị trí thì không cần cân bằng (làm thẻ KPI ở cấp độ bộ phận và vị trí).

Xem thêm về phương pháp BSCvsKPI:
- Các bước triển khai xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp kết hợp BSC – KPI và JD – KPI
- Chi tiết các bước triển khai phương pháp kết hợp BSC – KPI và JD – KPI

Nguồn tham khảo: Linhchi's blog và TOPPION

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QT hiệu suất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *