Thách thức khi xây dựng và triển khai BSC trong doanh nghiệp

Trong suốt 30 năm qua, Thẻ điểm cân bằng (BSC) vẫn chứng tỏ là công cụ hữu hiệu trong quản trị hiệu suất nâng cao sức cạnh tranh. Và doanh nghiệp Việt Nam có nhiều năm ứng dụng và làm quen với công cụ hữu ích này. Tuy vậy, trong quá trình triển khai và ứng dụng gặp phải không ít khó khăn, thử thách. Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. BSC là gì? Tại sao Thẻ điểm cân bằng (BSC) quan trọng?

“BSC là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh”.

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý, một hệ thống đo lường và một công cụ trao đổi thông tin. Vậy nên, BSC đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.

1.1 BSC là một hệ thống quản lý

BSC là một hệ thống quản lý chiến lược, giúp chuyển chiến lược thành các mục tiêu và hành động cụ thể. Đồng thời, BSC còn giúp tổ chức giám sát, thiết lập và theo dõi các chiến lược của mình. Từ đó, loại bỏ những yếu tố thừa thãi và sắp xếp công việc theo mục tiêu chung.

1.2 BSC là một hệ thống đo lường

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là thước đo nguồn lực, hoạt động đang triển khai đến đâu và năng suất công việc thế nào. Bên cạnh đó, BSC cũng là công cụ đo lường, đánh giá quy trình thực tế với chiến lược đã đặt ra. Nhìn chung, BSC cho phép tổ chức nhìn ra tương lai và viễn cảnh của chiến lược.

Với Thẻ điểm cân bằng, doanh nghiệp xác định liệu kết quả có đạt được như mục tiêu đã đề ra hay không. Cùng với chỉ số KPI, BSC là công cụ giúp biến chiến lược của doanh nghiệp thành hiện thực.

1.3 BSC là một công cụ trao đổi thông tin

Có thể bạn chưa biết, BSC có vai trò quan trọng để trao đổi thông tin trong doanh nghiệp. Theo một khảo sát gần đây, khi chưa áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC), dưới 50% nhân viên nhận thức đúng và hiểu về kế hoạch của tổ chức. Và sau một năm triển khai BSC, đã gần 87% người hiểu về kế hoạch.

Do vậy, BSC giúp trao đổi thông tin, giúp mọi người hiểu hơn về chiến thuật và hoạt động đang diễn ra. Hơn thế, BSC hỗ trợ nhân viên định vị thương hiệu và vai trò trong doanh nghiệp.

2. Thách thức và khó khăn trong triển khai và ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Trong quá trình triển khai và ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC), tổ chức gặp không ít khó khăn và thách thức.

2.1 Thách thức

- Thứ nhất, doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính chiến lược và phối hợp trong hệ thống. Mà đặc trưng của BSC là đề cao sự quản trị chiến lược, sự phối hợp chặt chẽ để đạt được mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Vậy nên, trong quá trình triển khai gặp phải những xung đột bên trong hệ thống.

- Thứ hai, thiếu nhận thức chung về ý nghĩa và cách thức vận hành BSC do tính hệ thống và cập nhật liên tục của Thẻ điểm cân bằng (BSC). Các phòng ban và nhân viên có xu hướng tập trung vào công việc của mình, dẫn tới sự hiểu biết khác nhau về vấn đề này. Do đó, khi triển khai sẽ có những sự không đồng bộ giữa các cấp độ trong tổ chức.

- Thứ ba, lãnh đạo hiểu về sự cần thiết của BSC nhưng cam kết vẫn chưa cao. BSC quản trị hệ thống gắn với vai trò của CEO, lãnh đạo cấp cao và nhà quản lý. Ngoài ra, xu thế giao khoán công việc này cho bộ phận chuyên trách khiến quá trình triển khai đi vào những bế tắc bởi thiếu sự dẫn dắt và định hướng đồng bộ với tính cam kết cao của lãnh đạo.

2.2 Khó khăn

- Nhận thức: Đội ngũ của tổ chức xem Thẻ điểm cân bằng (BSC) như là phương tiện kiểm tra, giám sát hơn là phát triển hiệu quả công việc. Điều này là do tổ chức thiếu văn hóa phối hợp và cam kết.

- Kỹ năng: Thiếu kỹ năng về xây dựng mục tiêu, quản lý nhân sự.

- Văn hóa: Tập trung vào các công việc và mục tiêu cá nhân dẫn tới thiếu sự phối hợp trong tổ chức.

Từ đó, dẫn đến việc doanh nghiệp tốn thời gian xây dựng BSC, KPI và triển khai gặp khó khăn, rơi vào tình trạng bế tắc. Doanh nghiệp mất công xây dựng nhưng hiệu quả không cao. Hệ quả sau đó là nhân sự mất động lực, tổ chức tiêu tốn nguồn lực và mất phương hướng trong nâng cao hiệu suất.

3. Giải pháp hiệu quả trong triển khai và ứng dụng BSC

Nắm bắt được những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình triển khai và xây dựng BSC, tác giả/blogger/chuyên gia nhân sự Nguyễn Hùng Cường đã mở lớp học BSC & KPI. Khóa học BSC KPI online của HrShare Community cùng GSA Academy áp dụng phương pháp “TỪNG - BƯỚC - MỘT”. Do vậy, dù bạn là ai, thậm chí là một cụ già 60 tuổi cũng có thể làm BSC và KPI chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, khóa học sẽ kết hợp lý thuyết và thực hành, mỗi một lớp học là một mô hình giả định khác nhau. Và cuối mỗi buổi thực hành đều có video quay lại up lên Hocviennhansu.edubit.vn để học viên xem và nghe lại.

Lời kết,

Trên đây là những thử thách và khó khăn trong quá trình triển khai và ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) trong doanh nghiệp. Mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về hệ thống hàng đầu này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *