Nguyễn Hùng Cường trên Zingnews – Giờ làm kết thúc, tin nhắn công việc thì không

Cám ơn chị Linh - phóng viên báo Zingnews đã cho Cường cơ hội được chia sẻ với cộng đồng. Thân mời cả nhà cùng đọc bài!

Link bài báo: https://lifestyle.zingnews.vn/gio-lam-ket-thuc-tin-nhan-cong-viec-thi-khong-post1439818.html

***

Sự phát triển của công nghệ thông tin liên lạc, điện thoại thông minh giúp việc giao tiếp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những phương tiện này cũng làm mờ ranh giới giữa công việc - cuộc sống, khiến người lao động dễ dàng nhượng bộ và làm việc bất cứ lúc nào.

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia nhân sự Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc công ty Quản trị tri thức cộng đồng Nhân sự KC24, thành viên mạng lưới tư vấn Bộ Kế hoạch đầu tư, giảng viên bộ môn Quản trị Kinh doanh - Đại học Hòa Bình (Hà Nội), cho biết lý do dẫn đến tình trạng này tương đối đa dạng, song đều bắt nguồn từ công việc phát sinh hoặc các nhiệm vụ chưa giải quyết xong trong ngày làm việc.

Đối với quản lý, các cấp lãnh đạo có thể nhận tin nhắn yêu cầu cung cấp thêm thông tin để giải quyết công việc hoặc vấn đề gấp phát sinh.
Đối với nhân viên, họ thường tìm cách liên lạc với quản lý, đồng nghiệp yêu cầu hỗ trợ khi có việc gấp.

Hơn nữa, một số nhân sự lo ngại bị đánh giá thấp, thiếu chăm chỉ nên cố gắng trả lời tất cả tin nhắn của sếp, đồng nghiệp ngoài giờ hành chính.

Tình trạng nhắn tin ngoài giờ làm diễn ra trong thời gian dài có thể đem đến nhiều tác hại cả về sức khỏe thể chất và tinh thần.
Về tinh thần: Sự áp lực, căng thẳng chắc chắn gia tăng.

Về thể chất: Khi tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại, nhãn lực dễ gặp các vấn đề đáng lo ngại.

Thời gian tái tạo sức đề kháng của con người kéo dài từ 23h đến 6h hôm sau. Nếu để công việc xen vào khoảng thời gian này trong thời gian dài, sức đề kháng lập tức bị suy yếu.

Để hạn chế những tác hại của hành động nhắn tin ngoài giờ hành chính, giải pháp chung nhất là giải quyết triệt để các nhiệm vụ trong giờ hành chính, gia tăng hiệu suất làm việc trong ngày.

Đối với doanh nghiệp, các công ty có thể đưa ra quy định cấm liên hệ bằng điện thoại, tin nhắn, email ngoài giờ hành chính. Đây là luật lệ đã được nhiều tổ chức nước ngoài ứng dụng.

Đối với cấp quản lý, các lãnh đạo cần phân quyền và ủy quyền nhiều hơn cho nhân viên, cho phép nhân sự tiếp cận nhiều nguồn thông tin, công cụ thực hiện hơn.

Đối với nhân viên, người lao động cần xây dựng thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi cụ thể, “giờ nào việc đó”.

Bên cạnh đó, người lao động cũng cần trao đổi với người thân, bạn bè để họ thấu hiểu và thông cảm nếu có công việc cần giải quyết ngoài giờ hành chính.

...

Một số nước trên thế giới đang cố xây dựng những điều luật hiệu quả về “quyền được ngắt kết nối”, nhằm hạn chế số ngày làm việc trong tuần và cấm liên lạc ngoài giờ làm chính thức.

Quốc hội Bồ Đào Nha ban hành luật cấm sếp, cấp trên liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc, chỉ trừ trường hợp thật sự đặc biệt từ năm 2021. Nếu cố tình vi phạm, họ có thể phải đối mặt với một số hình phạt cụ thể.

Phía công ty, doanh nghiệp cũng phải thanh toán bất kỳ khoản chi phí phát sinh liên quan đến công việc khi làm việc tại nhà như tiền điện, tiền Internet cho nhân viên.

Trong khi đó, từ năm 2022, các công chức liên bang của chính quyền Bỉ sẽ không cần phải trả lời email hoặc cuộc gọi từ cơ quan ngoài giờ làm việc, trừ những trường hợp rất đặc thù. Giới chức nước này có kế hoạch mở rộng phạm vi áp dụng đến cả người lao động trong khối tư nhân.

Nguồn: Mỹ Trinh - Linh Vũ | Zingnews

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *