Làm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp phải quan tâm tới tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân viên và xây dựng mô hình quản lý nhân sự. Trong bài viết hôm nay, cùng Blognhansu tìm hiểu về 3 hình thức quản trị nhân sự phổ biến nhất hiện nay trong doanh nghiệp nhé!
1. Hình thức quản trị nhân sự Gia đình trị truyền thống (Gia đình quản lý truyền thống)
Một trong 3 hình thức quản trị nhân sự phổ biến nhất hiện nay phải kể tới Gia đình trị truyền thống. Đặc điểm của hình thức quản lý nhân sự này trong doanh nghiệp thường là:
- Lãnh đạo là người đứng đầu và là trung tâm, đồng thời, điều phối mọi công việc trong tổ chức.
- Doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên định hướng hoạt động, tuy nhiên, nhân viên không được tham gia vào kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chỉ coi nhân viên là đối tượng thuê mướn với mục tiêu là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
- Chính sách và biên chế nhân sự cổ hủ, lạc hậu và thiếu linh hoạt.
- Doanh nghiệp quan tâm đến việc nhân viên có thể đóng góp gì cho doanh nghiệp nhưng không chú trọng quyền lợi, khuyến khích nhân sự.
Từ những đặc điểm trên, có thể nhận ra những nhược điểm của hình thức quản trị nhân sự. Những doanh nghiệp áp dụng kiểu quản lý này sẽ khó thu hút và giữ chân nhân tài. Kết quả là giảm sức cạnh tranh của mình trên thị trường lao động.
2. Hình thức quản trị nhân sự Quản trị nhân sự tập thể
Nhân viên trong hình thức Quản trị nhân sự tập thể tập trung vào định hướng khuyến khích và gắn kết hơn với cấp trên cũng như đồng nghiệp.
Hình thức quản trị nhân sự này bao gồm những đặc điểm dưới đây:
- Doanh nghiệp để nhân viên có thể thoải mái đưa ra tư tưởng, ý kiến và quan điểm riêng. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp đưa tính dân chủ tự do vào văn hóa doanh nghiệp.
- Các chính sách quản trị nhân sự trong doanh nghiệp đều dựa trên những lợi ích chung và được xây dựng, điều phối xuống nhân viên.
- Các chính nhân sự mở nên nhân viên được nêu lên chính kiến, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Các chính sách và quy định văn hóa doanh nghiệp, mô hình quản trị nhân sự được tùy chỉnh linh hoạt và bầu chọn dựa trên số đông nhân viên.
- Doanh nghiệp phân cấp nhân viên, thay đổi và linh hoạt với các chính sách cùng các điều kiện hiện tại của nhân viên để phát triển doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp kích thích sự cống hiến của nhân viên và coi đó là tiêu chí để đánh giá nhân viên.
- Lãnh đạo nhìn nhận đúng tiềm năng, năng lực của nhân viên, giao đúng việc, trao đúng quyền để nhân viên làm việc đạt hiệu suất cao nhất.
Có thể nói, quản lý nhân sự tập thể đang là hình thức quản trị nhân sự phù hợp nhất với xu hướng phát triển chung hiện nay. Mỗi cá nhân đều có vai trò, thế mạnh riêng riêng và tự do phát triển khả năng trong một môi trường là điều được khuyến khích.
3. Hình thức quản trị nhân sự Lãnh đạo tập thể kiểu cũ
Lãnh đạo tập thể kiểu cũ là mô hình quản lý nhân sự được phát triển ở thời bao cấp. Trong đó, lãnh đạo cấp trung không nhân thức được trách nhiệm cụ thể và không thể quy định công việc cho nhân viên. Công việc vì thế bị đình trệ, không thể tìm ra trách nhiệm thuộc về ai để sửa chữa, hoàn thiện.
Dưới đây là đặc điểm của hình thức quản trị nhân sự Lãnh đạo tập thể kiểu cũ:
- Kiểm soát công việc, dự án rườm rà, phải thông qua cả một “hội đồng” mới có thể thực hiện nên tốn khá nhiều thời gian.
- Doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào các giải pháp an toàn hơn là giải pháp cải tiến, có tính sáng kiến để phát triển nhân viên. Các giải pháp thường đảm bảo an toàn cho quản lý hơn là nhân viên.
- Những cá nhân tích cực làm việc và có năng lực thực sự không có cơ hội tham gia hội đồng.
- Quy trình xét duyệt và thực hiện một kế hoạch thường bị kéo dài.
Hình thức này nên bãi bỏ và thay thế bằng cách thức quản trị nhân sự khác hiện đại hơn. Đây là hình thức quản trị gây tốn kém ngân sách và không mang lại hiệu quả kinh tế tốt.
Lời kết,
Trên đây là 3 hình thức quản trị nhân sự hay gặp tại các doanh nghiệp hiện nay. Trong ba hình thức trên, quản trị nhân sự tập thể đang trở thành xu hướng và áp dụng nhiều trong doanh nghiệp hiện đại. Trái ngược, lãnh đạo tập thể kiểu cũ là hình thức cần được bãi bỏ bởi những nhược điểm ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức.