Sáng nay tôi có đoạn trao đổi hay quá về chủ đề "Ký hợp đồng đào tạo rồi sau đó mới thử việc có được không?" nên quyết định lưu lại trên blog để bản thân nhớ và hi vọng anh chị em nào có câu hỏi thì cùng tham khảo:
Hỏi: Anh ạ, em muốn nhờ anh tư vấn 1 tình huống. Bên em tuyển 1 kế toán cây xăng , theo bản TCCD thì vị trí này yêu cầu tốt nghiệp TC trở lên, tiêu chí này đáp ứng. Nhưng do qua quá trình phỏng vấn NLĐ chưa đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm làm việc tại vị trí này nên 2 bên thỏa thuận sẽ đào tạo 3 tháng sau đó ký HĐ thử việc, công ty bỏ chi phí đào tạo (tài liệu, người hướng dẫn...) và hỗ trợ 1 phần lương cho NLĐ và không đóng BHXH. Vậy trường hợp này, bên em ký HĐ đào tạo với NLĐ có đúng luật không ạ ?
Nguyễn Hùng Cường: Hợp đồng đào tạo chỉ đúng khi em chứng minh được là mình mất chi phí đào tạo. Ví dụ như em trả tiền cho anh để anh đào tạo thì về sau em kiện cáo mới được.
Em làm hợp đồng dịch vụ giữa công ty với cá nhân. Giống như làm hợp đồng với anh.
Sau đó chi phí lương tính vào chi phí dịch vụ thuê ngoài
Hỏi: Nếu làm HĐ dịch vụ thì sẽ trừ 10% thuế, phần này thường NLĐ phải chịu nhưng với mức chi phí hỗ trợ đào tạo đã rất thấp rồi mà thêm 10% thì chắc họ ko chịu anh ạ
Em có chương trình đào tạo, có bài kiểm tra, đánh giá, tài liệu đào tạo thì có được ko anh
Vì trước bên Tập đoàn AP, bọn em cũng ký HĐ đào tạo với công nhân và không đóng BHXH vẫn tiếp được thanh tra BHXH
Sở lao động cũng ko ý kiến gì
nhưng trường hợp kế toán thì em chưa làm bao giờ
nhưng em ko thấy có văn bản luật nào quy định vị trí được phép ký HĐ đào tạo
Nguyễn Hùng Cường: Em ơi! Em phải xem họ hạch toán thế nào! Nếu họ hạch toán như là dịch vụ thuê ngoài thì không có vấn đề gì. Chỉ có điều hợp đồng đào tạo là vô hiệu.
Hỏi: không hạch toán dịch vụ thuê ngoài ạ
Nguyễn Hùng Cường: Thế em hạch toán là gì?
Hỏi: hạch toán vào lương như bình thường chứ ko phải chi phí thuê dịch vụ anh ạ. Bọn em vẫn trình HĐ đào tạo, tài liệu đào tạo, bài kiểm tra, đánh giá cho cơ quan BHXH
Nguyễn Hùng Cường: Tại anh chưa hiểu ý nghĩa của từ hạch toán lương của em là thế nào nên anh muốn hỏi kỹ:
1. Em có cho tên người lao động vào bảng lương không?
2. Tài khoản kế toán mà em đưa chi phí này vào là tài khoản nào?
3. Tên hợp đồng, căn cứ pháp luật và nội dung hợp đồng là gì?
4. Ngoài ra cơ quan BHXH cho qua hay không thì còn phụ thuộc vào mối quan hệ. Nên em có phải tác động gì không?
Em đọc thêm bài này nhé: Bản án về tranh chấp hợp đồng đào tạo (https://blognhansu.net.vn/?p=19410)
Và bài: Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì (https://blognhansu.net.vn/?p=10293)
Một lúc sau:
Nguyễn Hùng Cường: Anh rút lại sau khi tìm hiểu thì bên em ví dụ là làm hợp đồng học nghề. Em làm hợp đồng học nghề hoặc học việc trước khi vào làm được em ạ!
Anh nhầm sang hợp đồng đào tạo.
Em xem thêm bài này: Học việc xong mới đến thử việc có được không ? (https://blognhansu.net.vn/?p=16476)
Chốt lại: Theo tôi, ký hợp đồng học việc hoặc học nghề trước khi vào làm là được. Chúng ta cần lưu lại các hồ sơ chứng từ như:
- Hợp đồng học việc
- Chương trình đào tạo
- Bài kiểm tra, đánh giá
Khi làm hồ sơ thanh toán chi phí thì:
- Tên để vào bảng thanh toán chi phi phí dịch vụ (cho bảng này đi kèm với bảng lương)
- Hạch toán chi phí vào chi phí lao động thuê ngoài
- Trích thuế thu nhập cá nhân 10%
Như vậy thì bản chất hợp đồng này là hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên luật quy định là học nghề xong phải ký hợp đồng chính thức ngay chứ không phải hợp đồng thử việc.
Còn hợp đồng đào tạo là hợp đồng được ký song song với hợp đồng lao động để ràng buộc người lao động sau khi được đào tạo. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Nguyễn Hùng Cường