Câu chuyện lịch sử của chỉ số KPI (Key Performance Indicators)

KPI đang là công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong việc đánh giá hiệu suất làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp và công ty. Vậy bạn có bao giờ tò mò về sự ra đời của KPI không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. KPI là gì? - Công cụ quản trị hiệu suất quan trọng trong doanh nghiệp

Ngày nay, khi nói tới KPI, trong giới Quản trị nhân sự đang tồn tại 3 kiểu định nghĩa về KPI. Mặc dù trong Tiếng Anh, KPI chỉ đơn giản là Key Performance Indicators.

Định nghĩa 1: “KPI là một công cụ đo hiệu suất hiệu quả công việc theo thời gian cho một mục tiêu cụ thể”

Định nghĩa 2: “KPI là công cụ đo hiệu suất hiệu quả công việc quan trọng”

Định nghĩa 3: “KPI là công cụ đo hiệu suất hiệu quả cốt yếu”

Tóm lại, KPI là một công cụ quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp. Xây dựng KPI cho từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt. Hơn nữa, KPI tạo động lực cho mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc của mình.

2. Sơ lược lịch sử của KPI (Key Performance Indicators)

2.1 Khởi đầu của KPI

Người ta cho rằng vào thế kỷ thứ 3, các vị hoàng đế nhà Ngụy (Trung Quốc) đã khởi đầu cho khái niệm quản trị hiệu quả - KPI ngày nay. Họ đánh giá các thành viên hoàng tốc đã hành động như thế nào bằng các tiêu chí được đưa ra bởi Hoàng đế. Những tiêu chí này sẽ được dùng để ra các quyết định ban thưởng hay xử phạt đối với các thành viên hoàng gia.

2.2 “Màn hình im lặng” của Robert Owen

Đương nhiên, đã có cả một chặng đường dài kể từ thế kỷ thứ 3. Vào thời kỳ đầu, các tổ chức chỉ được xác định một cách lỏng lẻo và việc đánh giá hiệu quả công việc dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân trong nhiệm vụ chung của nhóm.

Những đánh giá về hiệu quả công việc - KPI trong ngành công nghiệp có thể bắt đầu bởi Robert Owen vào những năm 1800. Owen đã theo dõi hiệu suất tại các nhà máy bông ở Scotland thông qua cách sử dụng “màn hình im lặng”. Đó là những khối gỗ với màu sắc khác nhau được đặt trên bàn làm việc của người lao động. Trong đó, Black - Bad! (Tệ), Blue - Indifferent (Không tốt cũng không tệ), Yellow - Good (Tốt) và White - Excellent (Xuất sắc).

2.3 KPI của những năm 1900

Những phương pháp thủ công ngày càng thay đổi vào những năm 1900 khi quân đội và các ngành công nghiệp thể hiện nhu cầu cần phương pháp đánh giá hiệu quả hơn. Hầu như mọi ngành nghề đều cần một hệ thống giám sát hiệu suất để đảm bảo sự sắp xếp nhân sự hợp lý trong hệ thống phân cấp của tổ chức.

Những người đi đầu trong sự phát triển của quản lý hiệu suất cá nhân là những nhà quản lý nhân sự, phát triển tổ chức, nhà tư vấn hành vi tổ chức và nhà tâm lý học công nghiệp. Trong những năm 1900, việc quản lý hiệu suất cá nhân - KPI ngày nay đã được định hình theo hai xu hướng chính.

Xu hướng thứ nhất là sự gia tăng tính phổ biến của việc tự đánh giá hiệu suất. Sự gia tăng của việc tự đánh giá hiệu quả công việc này diễn ra một cách tự nhiên. Bởi nền kinh tế lúc đó đang bị chi phối bởi các nhân viên tri thức, độc lập hơn trong việc ra quyết định và quản lý các quy trình làm việc.

Xu hướng thứ hai diễn ra trong những năm gần đây với sự kết hợp giữa quản lý hiệu quả chiến lược và quản lý hiệu suất cá nhân. Xu hướng này được tạo điều kiện bằng việc giới thiệu các công cụ như Thẻ điểm cân bằng (BSC).

Mục tiêu của tổ chức thể hiện qua các mục tiêu cá nhân. Những thước đo của cá nhân trở nên phù hợp với hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của tổ chức. Mục đích là gia tăng trách nhiệm của tất cả các nhân viên trong việc thực hiện chiến lược của tổ chức.

Trên đây là lịch sử hình thành và phát triển của KPI. Trong phần tiếp theo, cùng blognhansu đi tìm hiểu vai trò của KPI trong doanh nghiệp nhé!

3. Vai trò của KPI trong doanh nghiệp

3.1 KPI đo lường mục tiêu hiệu quả

KPI là một phương pháp khoa học để đo lường mục tiêu. Hiểu đơn giản là khi công ty bạn đặt ra mục tiêu là nhanh chóng thu được số tiền nhất định từ sản phẩm, KPI sẽ giúp bạn biết cách để đạt được mục tiêu này. Quan trọng là biết được chỗ sai và điều lại cho phù hợp.

3.2 Môi trường lý tưởng để học hỏi

KPI hoàn toàn có thể tạo nên một môi trường học tập trong tổ chức. Nếu bạn nhận thấy điểm không như tiến trình như KPI, bạn có thể nói chuyện trực tiếp với nhóm hoặc từng cá nhân liên quan. Đây là cơ hội tốt để mọi người trong công ty hiểu rõ và hợp tác tốt hơn để đạt được mục tiêu đề ra.

3.3 Tiếp nhận thông tin quan trọng

KPI sẽ gợi mở “bức tranh” tổng quan về hiệu suất của công ty. Trong trường hợp bạn đang làm việc trong môi trường có sự cạnh tranh cao, thông tin thu được sẽ giúp bản thân nỗ lực và đánh bại các đối thủ của mình.

3.4 Tạo động lực làm việc cho nhân viên

Nhân viên sẽ cảm thấy có thêm động lực và học hỏi được nhiều điều khi nhận được báo cáo về đánh giá của KPI theo từng thời điểm.

3.5 Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ

Dựa theo KPI, bạn có thể thấy được kết quả thống kê lợi nhuận và đem lại kết quả tốt hơn. KPI khuyến khích trách nhiệm và tinh thần cho nhân viên, người quản lý chiến lược trong tổ chức.

Lời kết,

KPI là một công cụ quản trị hiệu suất quan trọng trong tổ chức, doanh nghiệp và công ty hiện nay. Mong rằng với bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về KPI và lịch sử của công cụ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *