Một trong những tâm lý vô cùng kì là, khi người ta sắp phá sản, khi doanh nghiệp sắp tổn hại, thì cả một tập thể đều sẽ đờ người ra, nhìn doanh nghiệp chết dần, chết mòn, nhân viên sẽ tập trung vào các vấn đề mong muốn cá nhân hơn là đóng góp cho sự tồn tại chung.
Nó hệt như kiểu, nếu thấy một ngôi sao sắp va vào Trái đất, thì tất cả ngước nhìn, thay vì làm gì đó. Jared Diamond cũng từng nói về loại tâm lý này, đó là người ở gần nguy cơ nhất, thì thường có động lực tâm lý tự lừa mình bỏ qua nguy cơ đó, vì thế ai ở gần cái đập vỡ nhất, lại thường nghĩ là không có lũ lụt đâu
Hiện tượng tâm lý trên được gọi là tâm lý cận tận thế.
Cận tận thế, tâm lý con người ta thích làm việc kì dị, thích nghỉ ngơi. Cảm xúc thừa mà không đốt thành đam mê công việc sẽ biến thành độc địa, oán trách, chửi bới, gào thét, đổ lỗi, bới móc. Nói chung tất cả những thứ ấy lại hợp hơn cả với sự lười biếng, trễ nải, ngần ngừ, sợ hãi, lùi bước...
Điều kì dị nhất là mỗi cá nhân của một tập thể chờ chết đều thấy mình đã cố gắng, đã làm cái phải làm, không thể làm gì khác, hết sức oan ức và cảm giác bị hiểu lầm. Và kì quặc là, họ thích thú khi sự chờ-chết của mình từng ngày làm tổn hại công ty
Thậm chí, cá nhân âm thầm thấy vui vẻ khi công ty suy sụp hoặc gặp chuyện.
Nếu tập thể, người thân hay chính bạn đang nhiễm cái năng lượng cận tận thế, nằm ì chờ chết, bảo thay đổi thì lề mề, giả dối nỗ lực, tự thấy mình oan ức… Thì bạn đang dính tâm lý cận tận thế.
Update 15/2/2023: Mình đã trải qua tình huống này. Khi mình bị công kích, một điều lạ là rất ít người trong công ty quan tâm. Có bạn đồng nghiệp cùng đi tư vấn còn thờ ơ, coi như không phải việc của mình.
Chi tiết vụ khủng hoảng: Phúc đáp 1 số anh chị về bài viết nói ăn cắp tài liệu của OCD
Tổng kết sau vụ việc đó: Chiến lược QTNS “từ thiện không quạu” cho công ty mới và nhỏ không thành công
Nguyễn Hùng Cường