Nhiều CEO bây giờ vẫn cố ca bài đạo đức nhỉ?

Nhiều CEO bây giờ vẫn cố ca bài đạo đức nhỉ? Ở trên thì bảo quan tâm tới nhân viên ở dưới thì tinh gọn, cho nhân viên nghỉ không lương rồi bảo họ vay công ty.

Chỉ có mỗi anh thứ 3 là đúng thực tế. A không than khóc, cũng không đạo đức giả. Anh nói chuyện chi phí và rõ ràng: kẻ chiến thắng là kẻ có chi phí thấp nhất.

CẢM NHẬN SAU TALKSHOW - GIẢI PHÁP VẬN HÀNH TRONG MÙA DỊCH

Tối qua khi post bài để tặng cuốn tập san về Design Thinking cũng là lúc vừa click để đóng tab một chương trình talkshow “Giải pháp vận hành trong mùa dịch”. Chương trình chia sẻ về các giải pháp vận hành trong mùa dịch với sự tham gia của A Lê Thành Vân Gumac, A Mai Quốc Bình Paper World, A Vũ Trung Anh Rim BEYOURs và A Nguyễn Tùng Giang IMECOM - MC. Chương trình do A1Demy của A Tuan Le cùng imGroup tổ chức.

Cảm nhận rõ nét nhất trong tâm sự chia sẻ của các CEO và hoàn toàn đồng cảm với các A, đó là sau tất cả sự cuống cuồng chạy doanh thu để tăng trưởng, người ta cần phải quay về để củng cố nội lực của doanh nghiệp theo một cách bài bản, từ sản phẩm, mô hình kinh doanh, nhân sự, tinh gọn vận hành… để tiếp tục chờ thời. Và Covid19 như 1 cú “vả” hay một cái “thắng” để các Lãnh đạo Doanh nhân được Thức tỉnh và nhận ra những giá trị đó.

Nếu ở Gumac của CEO Thành Vân nhận thấy dịch Covid như một cú “vả” với những thiệt hại về tài chính, nhưng đã làm bản thân Thức tỉnh để quan tâm đến chính bản thân mình và gia đình nhiều hơn, cũng như quan tâm đến cả hơn 200 nhân viên của Gumac. Cách A Thành Vân - ông bà chủ - thực hiện “ăn cùng, làm cùng, ngủ cùng” với nhân viên của Gumac trong mùa dịch để hiểu tâm tư, nguyện vọng, và tháo gỡ những khúc mắc về tâm tư tình cảm cho họ ngay trong quá trình làm việc.

Thay vì trước kia chỉ cuống cuồng trong vòng quay tăng trưởng và ít có cơ hội quan tâm đến nhân viên. Bằng việc khơi gợi lòng trắc ẩn của mỗi nhân viên, A Thành Vân đã triển khai một loạt các chiến dịch để cứu GUMAC, trong đó có chiến dịch #gumaccamon để tự động viên tinh thần cũng như lan tỏa giá trị tốt đẹp đến với mỗi khách hàng của GUMAC. Phần kết trong bài chia sẻ, A Thành Vân bày tỏ dịch Covid19 chính là cơ hội để các doanh nghiệp quay lại rà soát nội lực của chính doanh nghiệp, để có thể ổn định lại bản lĩnh vượt dịch thành công. Kinh nghiệm đúc rút được sau cú “vả” của Covid19 trong 02 năm qua và chiến lược Tinh gọn để chờ thời.

Thì phần chia sẻ của A Quốc Bình, lại tập trung chia sẻ 12 tinh thần doanh nhân - entrerpreneur và đề cao giải pháp để giữ chân người lao động bằng cách không để ai bị bỏ rơi trong hoàn cảnh này. Paper World luôn coi trọng và quan tâm đến Khách hàng, nhưng ngoài Khách hàng bên ngoài, lại có một Khách hàng đặc biệt nữa, là Khách hàng nội bộ, chính là những người nhân viên công ty. Trong khi có thể quan tâm Khách hàng bên ngoài thì tại sao lại không thể quan tâm Khách hàng nội bộ. Những chia sẻ của A Bình rất thiết thực thông qua cho người lao động “vay” trước tiền lương mặc dù đang nghỉ không việc làm, và sau đó khi quay trở lại sau dịch sẽ có hình thức khấu trừ dần vào lương, hoặc giờ tăng ca.

Đó là tinh thần cho đi, nhưng không chỉ là cho đi từ một phía Doanh nghiệp, mà cũng cần phải có tinh thần Nhận lại từ người lao động của mình. Cũng chính là sự win-win, thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm của các bên liên quan. Và trong phần kết A Bình cũng nhắc lại về việc các doanh nghiệp nhân cơ hội này để rà soát toàn bộ hoạt động vận hành của doanh nghiệp để có thể tồn tại. Quan điểm tập trung cho nhân sự của A Quốc Bình cũng như cách A Thành Lê đang tập trung chiến dịch 30 ngày đào tạo phát triển đội ngũ để chống dịch.

A Rim thực tế hơn với bài toán tài chính liên quan đến Chi phí. Điểm hay của phần này là diễn giả đã truyền tải được cho người nghe Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Và câu chuyện cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay căn cứ vào mức Chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra, chứ không hẳn là Doanh thu. Những chỉ số đo lường về tài chính và phần case “Cách vay của nhà nghèo - Liệu tôi có sự lựa chọn?” chính là một nội dung giúp các doanh nghiệp có được gợi ý về viễn cảnh dòng tiền khi có ý định vay vốn để phục hồi sau dịch.

Đọng lại sau các phần chia sẻ của các speakers, mới thấy thế hệ doanh nhân mới, những người rất nhanh nhẹn và nhạy bén, họ có tinh thần khởi nghiệp rất cao cũng như mượn được cơn gió đông của công nghệ để chạy Digital Marketing và sử dụng các đòn bẩy tài chính hiệu quả. Chính điều đó đã đưa các thương hiệu phát triển thần tốc với độ phủ thương hiệu và doanh thu như Gumac, Paper World ở trên. Điểm khâm phục hơn nữa là khi xuất hiện những hiện tượng Black Swan - Thiên nga đen trong nền kinh tế, như Covid19, họ cũng rất nhanh chóng nhận diện ra những “nguy cơ”, “chấp nhận cúi đầu để học hỏi” - như A Thành Lê nói. Biến “nguy cơ” thành cái “thắng” để có “cơ hội” dừng lại, cơ cấu và điều chỉnh lại hoạt động vận hành, củng cố nội lực và hệ thống của doanh nghiệp sau những tăng trưởng nóng. Việc điều chỉnh các hoạt động vận hành này là rà soát, loại trừ và giảm thiểu các lãng phí, để doanh nghiệp tinh gọn hơn, vận hành hiệu quả hơn, linh hoạt tạo những “cơ hội” để có thể vượt dịch thành công.

Chúc GUMAC, PAPER WORLD, BEYOURs và IMECOM với các Lãnh đạo dẫn dắt con thuyền doanh nghiệp vượt dịch thành công, để chúng ta có thể quay trở lại trong chương trình TalksShow sau mùa dịch.

Giang Ngũ Hồ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *