Theo bạn công ty có phải là nơi đào tạo?

Bài này trúng tâm tư mình quá. Đúng lúc hôm qua anh GĐ tâm sự với mình là sẽ cho nhân viên học lớp "Tài chính cá nhân" tại công ty. Mình hỏi tại sao? Và nói thêm: nếu là em thì em sẽ đề xuất không cho. Nếu có thì sẽ chỉ cho quản lý đi học.

Mình giải thích quan điểm:
1. Công ty không phải chỗ để học và có học cũng không phải thích học cái gì cũng được. Tại sao lại lấy giờ làm việc của công ty đi học cái không phục vụ cho công ty? Rồi cuối tháng không đạt hiệu quả làm việc thì lại bảo do khách quan.
2. Với quản lý thì mình lại ok vì tư duy tài chính sẽ tốt cho việc quản lý. Với mình là quản lý tương đương CEO trong mảng việc của mình nên cần biết và quản trị đc. Bao gồm cả việc tài chính. Ngoài ra, coi đây là phúc lợi thêm cho QL thì ổn.

Anh CEO nói sau khi nghe xong: Anh coi các em ý như ng trong gia đình nên muốn các e có tư duy tài chính. Có tư duy sẽ giúp các bạn trong cuộc sống.

Tôi: Vậy là a muốn xây văn hoá gia đình đúng không? E thấy trong giá trị lõi không có từ nào liên quan đến cái này. Anh đọc lại giúp em các giá trị lõi hôm trc thống nhất đi.
CEO: giá trị ... (tôi quên mất rồi)
Tôi: Vâng. Nếu vậy thì đây là một chương trình để đề cao giá trị ... Vậy thì trc khi học, mình cần truyền thông sao cho mọi ng hiểu tại sao lại học.

Xin mời cả nhà cùng đọc bài: CÔNG TY KHÔNG PHẢI LÀ TRƯỜNG HỌC, CŨNG KHÔNG PHẢI CHỖ LÀM TỪ THIỆN!!

Gần đây, bỗng dưng mình nhận được cùng lúc 2 câu hỏi có nội dung na ná nhau:
- Anh ơi, em sắp ra trường. Kĩ năng code và kiến thức lập trình của em hơi yếu, không biết vào công ty có được đào tạo lại không ạ?
- Anh ơi, thằng bạn em bảo là học trong trường tà tà qua môn là được. Kiến thức trong trường nó cũng vô dụng lắm, vào công ty người ta cũng đào tạo lại từ đầu hà!

Xin trả lời cho hai bạn biết luôn luôn: Công ty không phải là trường học, cũng không phải chỗ làm từ thiện đâu!
Việc công ty đào tạo lại đúng là có thật, nhưng nó sẽ có những bất cập sau:

1. Chắc gì bạn đã được nhận vào mà đào tạo
Các bạn đừng nghe rằng ngành lập trình hiện tại đang “khát” nhân lực mà ham. Họ khát nhân lực chất lượng cao, khát senior có kinh nghiệm, chứ không bao giờ “khát” những sinh viên vừa ra trường, kiến thức không vững.
Ở những vị trí thực tập/intern/fresher, nhu cầu tuyển dụng thì ít, mà nhu cầu tìm việc thì nhiều. Do lượng sinh viên tìm việc nhiều nên bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều người giỏi hơn cho một vị trí.
Bạn sẽ phải cạnh tranh với những sinh viên ngang hàng hoặc giỏi hơn mình
Vì tuyển sinh viên vào là xác định phải mất công dạy dỗ, đào tạo lại, các công ty sẽ ưu tiên những bạn giỏi/thông minh, có kiến thức nền tảng vững, có tinh thần cầu tiến hoặc đã có kinh nghiệm.
Để được vào công ty, bạn phải trải qua vòng phỏng vấn. Nếu kĩ năng code yếu, kiến thức nền tảng Đại Học cũng không nắm rõ, bạn sẽ rớt ngay từ vòng gửi xe rồi, làm gì được nhận mà đòi đào với chả tạo!

2. Kiến thức được đào tạo chắc gì đã tốt?
Giả sử bạn đã may mắn vào được một công ty. Bạn nghĩ rằng từ nay đời mình sẽ lên hương, bạn sẽ được đào tạo thành một lập trình viên “xịn”? Bạn lầm rồi!
Công ty không phải là trường học! Họ sẽ dạy cho bạn vừa đủ để được làm việc (kéo thả, chạy command này, code module nọ), chứ không dạy sâu, dạy bạn hiểu rõ bản chất những thứ mình làm.
Hậu quả là bạn sẽ làm nhiều quen tay, trở thành thợ hồ công nghệ, chỉ biết dùng công nghệ chứ không hiểu công nghệ. Nếu chỉ làm được việc, chỉ có kiến thức bề mặt, bạn sẽ rất khó học cái mới, cũng khó phỏng vấn, xin việc ở những nơi khác.
Ngoài ra, những thứ bạn được đào tạo là những cái có lợi cho công ty, chưa chắc có lợi cho sự phát triển sau này của bạn.
Giả sử bạn thích C#, công ty lại đào tạo VB. NET hoặc PHP để làm việc. Hoặc bạn muốn làm Business Analyst, nhưng công ty lại đào tạo vào vị trí tester vì đang thiếu người. Bạn hoàn toàn không có lựa chọn nào!

3. Hàng lô những rằng buộc
Cũng phải nhắc thêm, công ty là nơi để kiếm tiền, không phải nơi làm từ thiện. Do đó, chẳng có lý do gì họ phải bỏ thời gian và công sức ra đào tạo cho bạn mà không thu lợi lại!
Bạn nghĩ rằng sau khi được đào tạo, bạn có thể thảnh thơi phủi mông bỏ đi sao, sai lầm!
Với các công ty lớn, nếu bạn tham gia chương trình fresher, bạn sẽ bị “bóc lột” khoảng sáu tháng tới một năm để bù lại công sức họ đã đào tạo cho bạn. Hoặc nếu bạn tham gia chương trình đào tạo BrSE, bạn sẽ phải làm việc ~2-3 năm cho họ.
Hồi mình còn ở FPT Software, lâu lâu lại có các khóa học, chứng chỉ học free. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ việc sớm, bạn sẽ phải đền lại một phần số tiền cho các chứng chỉ đó.
Nói cho cùng, đây cũng không phải là điều gì xấu, cả hai bên cùng có lợi. Bạn thì được đào tạo, công ty thì có nhân viên.
Điều mình muốn nhắc nhở là không bao giờ có bữa trưa miễn phí. Khi bạn được nhận một cái gì đó, bạn cũng phải trả một giá tương tự.

Kết
Bạn thấy đấy, việc công ty đào tạo lại là có thật, nhưng nó cũng đi kèm với những bất cập.
Do vậy, đừng trông chờ vào việc người khác đào tạo cho mình. Bạn hãy ráng học cho vững những môn lập trình trong trường, sau đó tự học thêm những kĩ năng mà nhà tuyển dụng cần.
Do vậy, đừng giữ thái độ là người ta sẽ dạy gì cho mình! hãy nghĩ rằng mình sẽ từ học gì từ công việc, từ công ty nhé!

Nguồn: Tôi đi code dạo

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *