Tin này hơi cũ 1 chút nhưng chắc vẫn mới với 1 số anh chị. Cường thấy suốt 1 - 2 năm qua, mọi người vẫn hay hỏi cách thức tính tăng ca, làm thêm giờ, làm thêm ban đêm. Trước đó Cường đã có 2 bài viết để chia sẻ cách tính với mọi người nhưng đó chỉ là cách chúng ta biết với nhau:
- 1 điều luật 4 cách hiểu – điều 97 luật lao động và lệ làng trong Nhân sự : http://blognhansu.net/2013/12/20/1-dieu-luat-4-cach-hieu-dieu-97-luat-lao-dong-va-le-lang-trong-nhan-su/
- Cách tính giờ làm thêm và ca đêm theo luật mới 2013: http://blognhansu.net/2013/02/12/cach-tinh-gio-lam-them-va-ca-dem-theo-luat-moi-2013/
Giời thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 4163/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn về tiền làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương vào ngày 5/11/2014 tức là hôm kia. Đọc kỹ thì có nhiều thứ, cơ bản là:
Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất = 300%A + 30%A + 20% x 300%A = 390%A.
Trong đó A là đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động.
Trường hợp lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, người lao động còn được trả tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
Vậy là hết cãi nhau. :) Công văn của Sở hẳn sẽ phải thua công Văn của Bộ. Cái Công ty trách nhiệm hữu hạn Groz-Beckert Việt Nam này có vẻ to ghê.
Mọi người download ở đây nhé: http://www.molisa.gov.vn/Images/FileVanBan/CV4163.pdf
Tái bút 20/08/2015: Bộ lao động đã có nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể. Thân mời cả nhà cùng đọc bài này: Cách tính giờ làm thêm và ca đêm theo luật mới 2013
Chào anh chị,
Công văn 4163/LĐTBXH-LĐTL trả lời cho một đơn vị, cụ thể là Groz-Beckert, không biết có thể được áp dụng như là một công văn hướng dẫn thi hành luật cụ thể không?
Mong anh chị chia sẻ các tính thông thường hiện nay ạ.
Cám ơn anh chị.
Nếu nói về mặt pháp lý thuần túy thì công văn trả lời cho 1 doanh nghiệp cụ thể không được xem là văn bản chính thức để áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các công văn này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo vì nó thể hiện tinh thần của Sở hoặc Bộ đối việc cụ thể (được phản hồi), do đó với tinh thần như vậy thì doanh nghiệp nào hỏi câu hỏi tương tự như vậy, các ngài cũng sẽ trả lời tương tự, cho đến khi có sự thay đổi nào đó khác từ các văn bản luật cao hơn có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của các ngài thì câu trả lời sẽ khác. Do đó, theo quan điểm của mình, công văn này có giá trị tham khảo ở điều kiện hiện tại (với các luật, nghị định, thông tư hiện hành).
Hope it can help
BR,
Hi Thảo,
Loan cũng nghĩ là mang tính tham khảo.
Có lần bên Loan dùng công văn như thế này áp dụng, nhưng đến khi thanh tra thuế bên kế toán cho biết là thanh tra thuế không chấp nhận.
Best,
Giờ đã có luật rồi, mọi người dùng theo luật này nhé: http://blognhansu.net/2015/07/08/tien-luong-lam-them-gio-lam-viec-vao-ban-dem-lam-them-gio-ban-dem-theo-luat-tinh-the-nao/