Mấy ngày nay nghe tin tình hình biển đảo căng thẳng đã làm tôi thấy lo lo. Rồi lại nghe cái tin: "Nghe thấy bảo trong Hồ Chí Minh, công nhân đang biểu tình đập phá chống các nhà máy Trung Quốc. Mình không thích điều này. Phản đối hành động cướp bóc bằng 1 hành động cướp bóc là điều không nên."
Mọi người nghĩ ra nhiều lý do. Và tôi cũng vậy. Với tôi đó là: "Anh nghĩ không phải đâu. Chắc là do quá khứ, những người công nhân này đã bị các ông chủ TQ đối xử không tốt + có người kích động >> tiện tay làm 1 công 2 việc: trả thù xưa và phản đối xâm chiếm".
Rồi đọc các thông tin tôi thấy có vẻ đúng như vậy. Tiếc là hành động này đã đi quá khi mà lòng tham của con người, cái xấu xa trỗi dậy quá mạnh dẫn tới đây không chỉ còn là trả thù, phản đối xâm chiếm mà còn là phá hoại, kích động và hôi của nữa. Người Việt chúng ta còn nghèo quá. Nghĩ ngắn và luẩn quẩn.
Việc này tôi sẽ không bàn trên blog nếu như có người bạn hỏi tôi thế này: "Em hỏi 1 trường hợp giả tưởng nha anh. Sau khi bạo động xong, rồi mọi chuyễn từ từ sẽ về quy cũ, nếu nhà máy hoạt động lại anh có tuyễn lại hàng loạt công nhân đó hông anh."
Câu hỏi này làm tôi suy nghĩ nhiều. Vai trò người làm nhân sự ở đây là gì ? Trước khi đi vào câu hỏi ở trên, chúng ta bàn 1 chút về điều này. Sự việc công nhân tụ tập biểu tình, trả thù, hôi của có lẽ là điều không thể tưởng tượng được. Chưa lần nào có bạo động như vậy. Nhưng với vai trò là nhân sự - quản gia cho ông chủ - đáng ra ai đó trong phòng nhân sự phải lường được việc này. Nếu như lường được, hẳn công ty sẽ có những động thái tích cực như:
- Tuyên truyền cho công nhân hiểu và tách bạch giữa 2 việc quốc gia và cá nhân.
- Đưa ra những phương án tăng cường an ninh cho công ty như gia cố hệ thống bảo vệ.
- Có những chính sách phù hợp khuyến khích người lao động bảo vệ công ty.
Với 3 việc này, nhân sự có thể tạm coi như đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi nhớ, hồi cuộc chiến ở Libi, chính người Việt của chúng ta đã lập rào chắn để bảo vệ công ty và ông chủ của mình chỉ với lẽ đơn giản: nếu không giúp ông chủ thì ai sẽ trả lương cho họ ?. So sánh Libi với Bình Dương là khập khiễng nhưng cùng là công nhân và cùng là người Việt, chúng ta lại có 2 cách hành xử khác nhau ghê.
Khi sự việc xảy ra, tốt nhất Nhân sự nên ở nhà. Vì công nhân mà đã tới mức đập phá chính nơi mình hoặc những người giống mình làm việc thì chứng tỏ họ cũng không thiện cảm với đội ngũ văn phòng lắm. Nhân sự thực ra cũng chỉ là nhân viên thực thi chính sách của ông chủ. Nhưng có ai hiểu đâu. Mọi thứ tội vạ đều đổ vào phòng này mà. Tôi nghĩ, quả ý mà nhân sự ra đường chắc lại ăn gạch vào đầu ý chứ.
Giờ chúng ta bàn đến vai trò của công đoàn. Hẳn sau khi tình hình ổn định, công đoàn sẽ phải ngồi lại và tự kiểm điểm. Công đoàn là người tập hợp tiếng nói của công nhân, dẫn dắt, bảo vệ họ. Thế mà làm thế nào, công nhân lại nghe theo đội kích động chứ không phải công đoàn đi đập phá và hôi của. Tiếng nói của công đoàn quả là mờ nhạt trong sự kiện này. Hàng tháng, công nhân và công ty đều trích 1 phần tiền để duy trì công đoàn. Công đoàn có nhưng tiếng nói thì quả là yếu.
Cuối cùng, về với câu hỏi của người bạn chúng ta. Tôi sẽ làm gì sau khi mọi thứ êm thấm ?
Tôi mong điều đầu tiên là công ty có thể mở và hoạt động trở lại. Vì thế tôi sẽ đi kiểm tra mọi thứ trước tiên. Đánh giá mức độ thiệt hại. Hy vọng công nhân sẽ để lại máy móc và các công cụ làm việc. (Việc này có vẻ như khó được như ý muốn). Giả sử mở được công ty, việc tiếp theo sẽ làm công văn lên ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất hỗ trợ công ty. Tiếp đến là thông báo cho công nhân và mọi người đến làm việc trở lại. Chỗ này phải lưu ý luật 1 chút. Với công nhân thực hiện lương khoán thì cứ theo thế mà làm. Còn với những đối tượng không hưởng lương khoán thì cần cân nhắc. Nếu công ty thực sự khó khăn thì đề nghị cán bộ công nhân viên cùng chia sẻ gánh nặng với công ty.
Chúng ta có nên tìm cách đuổi dần hoặc thay thế những người công nhân không ? Tôi thấy không nên. Vì rõ ràng tuyển người, kể cả tuyển công nhân không dễ. Trong khi công ty lại đang cần người làm việc. Tuy nhiên nếu như việc ít thì sa thải là điều không tránh khỏi. Tôi sẽ không đưa tiêu chí tham gia biểu tình vào bảng đánh giá để phân loại xem ai sẽ phải nghỉ hay không. Lý do của tôi để thuyết phục sếp : không thể xác định được ai đã đi và ai không đi. Ai hiệu quả làm việc và ý thức kỷ luật kém thì đưa vào danh sách cho nghỉ.
Là tôi, tôi sẽ làm vậy. Trước khi kết bài, mong và chúc các bạn công nhân sớm được đi làm lại.
Một vài trao đổi thảo luận của các anh chị em làm Nhân sự về sự kiện này:
Dear các anh chị,
Vào thời điểm dưới Bình Dương và một số khu lân cận đang rất hỗn loạn như này, mình thật sự thấy rất lo lắng cho các anh chị em làm Nhân sự dưới đó. Vì đã có lần mình có duyên được một anh HRM chia sẻ rất nhiều về độ manh động của công nhân các khu công nghiệp đối với quản lý.
Cũng không biết làm gì hơn, ngoài một cái mail nho nhỏ thể hiện sự chia sẻ với các anh chị đang ở ngay đầu ngọn gió :( Biết rằng những ngày sắp tới là những ngày rất khó khăn cho những ai làm nhân sự tại các nhà máy này.
Mình chúc các anh chị bình tĩnh, giải quyết thỏa đáng tất cả các trường hợp, hơn hết là bảo toàn chính bản thân trước những đối tượng quá khích động.
***
hi all
trong cuoc hop sang nay ben foster du kien cho nld nghi minh co vai diem chia se
vsip 1 tàn pha 90%, vsip 2 toi ta 40% tru cac ckng ty nhat, dap pha den 5g sang
hoi cua, dot chat xe nha xuong..
tks
***
Gửi các Anh, Chị,
Cá nhân cho rằng việc đem chuyện chính trị vào trong Group để thảo luận là không hợp lý;
Nếu, nó trực tiếp ảnh hưởng đến công việc công ty - đình công, biểu tình dẫn đến thiệt hại về tài sản; làm trì trệ sản xuất thì mọi người nên đưa ra những chia sẻ về hướng giải quyết và phương thức khắc phục thì hợp lý hơn.
Cảm ơn.
***
Thanks bạn,
Mục tiêu của mình khi viết mail cũng chỉ là nghĩ đến những khó khăn mà người làm nhân sự lúc này đang mắc phải. Mình cũng ko có hứng thú đến những kêu gọi này nọ đối với chuyện chính trị chính em này. Mong nhận chia sẻ từ những anh chị em nhân sự từ trong "chảo lửa" và hướng khắc phục cũng như góp ý của mọi người :)
***
Hi all,
Trong những lúc thế này cùng làm Nhân sự cần lắm những thông tin chia sẻ.
Nhà máy mình cũng ở KCN Long Thành, Đồng Nai không (chưa) bị đập phá), nhưng những công ty bên cạnh 100% vốn VN cũng bị đập phá.
Họa vô đơn chí, k biết đường nào mà đỡ với những thành phần như hiện nay.
Cũng chỉ biết share chứ chưa có giải pháp gì cả nếu chính quyền và các cơ quan chức năng k có biệt pháp.
Tks all,
***
Đây là một tình huống giúp những người làm nhân sự của chúng ta có những kinh nghiệm tốt để chủ động hơn trong việc kiểm soát lao động khi xã hội có biến cố. Phổ biến đúng nhận thức cho người lao động, hướng dẫn hành động đúng đắn, khơi gợi giá trị đóng góp và cống hiến cho họ trong công cuộc chung, giúp họ kiến thức và kỹ năng cần sử dụng trong chính biến ..... Có rất nhiều có thể làm chủ động. HR quan trọng đấy chứ nhỉ!
HR cũng cần yêu nước theo đúng cách và đúng việc của mình.
Mong các bạn gặp nhiều thuận lợi và vững vàng trong công việc!
Thân mến!
Mình cũng là người yêu nước. Nhưng quả thật không thể chấp nhận được hành động này. Chính sự phản động này lại gây ra những thiệt hại cho đất nước hơn như:
– Là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng phản động.
– Lượng người thất nghiệp sẽ càng tăng.
– Các công ty phá sản cũng tăng.
Trước khi dân mình bị TQ giết thì chính dân mình đã tự giết dân mình trước rồi.
Haizz nhiệt tình + ngu dốt => thảm họa. Tình hình thất nghiệp => đói nhăn răn