Dạo này báo chí (cái năm 2012 này) toàn mấy tin linh tinh. Không biết dân báo chí có đạo đức nghề nghiệp không nữa. Tôi giờ đang băn khoăn nên chọn báo nào để đọc?. Sau 2 vụ : "Bố chông con dâu dính vào nhau" và "Con trai đánh gẫy cổ mẹ" thì giờ thêm VOV, tôi nghĩ là không nên tin. Phóng viên, họ có cảm nhận thấy rằng nhờ có mấy cái tin như trên mà tờ báo của họ có nhiều người xem nhưng cũng nhờ thế mà cái nghề của họ trở nên nhơ nhớp ?
Quay trở lại vụ 2 cái tin hot kia, nếu nói là tôi không đọc thì không đúng. Nhưng tôi sẽ không bàn đến nó nếu như tôi không đọc được cái tin này: Tú Khôi bị đuổi việc vì nghi án đánh mẹ gãy cổ . Làm Nhân sự (Hr) bạn có thấy điều gì bất ổn trong cái tiêu đề này không ? Đó chính là 3 từ "bị đuổi việc". Chả lẽ một người lao động bị đuổi việc dễ thế thôi sao. Tôi tin chúng ta cần 1 câu trả lời từ các HR của Thaco.
Điểm qua 1 chút về luật: Khi nào thì được đuổi việc người lao động ?
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội và về tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; Người sử dụng lao động là tổ chức chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này.
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 6 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động.
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
Vậy đó, muốn đuổi việc Khôi không phải muốn là được. Vậy mà chỉ vì một cái tin không đâu vào đâu, Thaco: Đuổi việc người lao động. Có nhiều cách giải quyết cho vụ này và không nhất thiết là như thế. Bạn có thể cho Khôi tạm ở nhà 1 thời gian cho việc lắng lại rồi xử lý. Mà theo luật thì đúng là phải làm như vậy.
Bạn là đống nghiệp của Khôi, bạn là người tuyển Khôi vào. Vậy mà bạn không biết Khôi là con người ra sao ? Là người đứng đầu tổ chức, bạn không biết bố Khôi là người như thế nào? Và mẹ Khôi là người ra sao ? ... Đây có lẽ sẽ là một nỗi buồn cho giới HR. Không hiểu cái tâm của người làm Nhân sự ở đâu khi xử lý 1 việc theo cảm tính và tin đồn như vậy.
Tôi nghĩ vụ việc này nên đuổi cả HR của Thaco nữa.
À, nhờ vụ này mà tôi còn biết thêm thuật ngữ mới: Phóng tinh viên. Cái "thằng" có tên là C.T ở VOV đăng cái tin "bố chồng dính vào con dâu" là một Phóng tinh viên đấy cả nhà ạ. Xin phép được gọi là "thằng" vì phóng tinh viên ấy đã góp thêm 1 phần làm xã hội băng hoại hơn - băng hoại trong tư tưởng.
Sao lại trích dẫn BLLĐ 2012 vậy hè? Đang áp dụng LLĐ hiện tại mà :-?
Hi. Sao bạn biết đây là bộ luật mới nhất ? :D Luật này có hiệu lực rồi đấy bạn. Bác chủ tịch nước ký lệnh ban hành từ lâu rồi mà :)