Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây dựng Khung năng lực có một tình huống hay: Chị học viên đã xây dựng Khung năng lực kể về việc sếp và công ty chị đề cập đến việc mức độ thành thạo của năng lực sẽ được yêu cầu giảm dần. Điều này khá lạ vì từ trước đến giờ, tôi thấy khi bậc thợ lành nghề tăng thì mức độ thành thạo năng lực tăng chứ chưa bao giờ giảm. Từ tình huống này, tôi liên tưởng đến ví dụ dễ hiểu hơn như sau:
Chuẩn đầu ra của 1 người Việt Nam trưởng thành (đủ 18 tuổi) có các năng lực sau
- Tính toán: Sử dụng được tích phân tính ra được thể tích của bất kì hình nào
- Ngôn ngữ: Diễn đạt, miêu tả, dùng từ đúng chính tả, trôi chảy, người tiếp nhận thông tin hiểu
- Công nghệ
- Mỹ thuật
- Yêu nước
- Trách nhiệm
Sau đó một trong số những người trưởng thành đó tiếp tục chọn nghề (ví dụ tuyển dụng) để học và sau 4 năm đại học, họ đạt được chuẩn mới vào nghề có thêm các năng lực sau:
- Quản trị Marketing
- Quản trị Kinh doanh
- Tuyển dụng
Tổng thể vị trí tuyển dụng có 9 năng lực như trên. Chúng ta tiếp tục:
1. Xác định cấp (mức độ) thành thạo của năng lực:
Để năng lực Tính toán ở mức thành thạo cao nhất là "Sử dụng được tích phân tính ra được thể tích của bất kì hình nào" thì cần mất thời lượng đào tạo (bao nhiêu lâu để) đào tạo:1600 tiết.
Mỗi một năm, học sinh có 9 tháng học, mỗi tháng học 20 ngày, mỗi ngày học 5 tiết. Như vậy tổng số tiết học sinh có thể học là: 5 x 20 x 9 = 900 tiết. 900 tiết này được chia ra cho 4 năng lực chính ở trên (Tính toán, ngôn ngữ, công nghệ, mỹ thuật).
Dựa trên mức độ quan trọng và khó của từng năng lực, Năng lực Tính toán có được: 133 tiết đào tạo/ 1 năm.
Như vậy các cấp độ thành thạo cần có là: 1600 / 133 = 12,03007519 làm tròn thành 12 cấp (mức độ thành thạo)
Tính toán tương tự với các năng lực còn lại để ra được các mức độ thành thạo của từng năng lực.
2. Bậc lành nghề của vị trí (khung năng lực):
Với chuẩn đầu ra của 1 người Việt Nam trưởng thành như ở trên, chúng ta cần mất bao nhiêu lâu để đào tạo: 12 năm tương đương 10800 tiết.
Thời gian trung bình tập trung đào tạo học sinh (người làm ở vị trí đó - người Việt Nam) với tất cả các năng lực là 1năm 900 tiết.
Vậy số bậc lành nghề cần có là 12 bậc thợ lành nghề (tương đương 12 lớp).
3. Ví dụ Khung năng lực người Việt Nam làm nghề tuyển dụng ở cấp độ mới vào nghề (vừa ra trường):
Đây là tình huống năng lực có yêu cầu mức độ thành thạo của năng lực giảm dần. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy khi học đại học đến năm 4 thì năng lực tính toán không cần đạt đến mức độ thành thạo 13 mà chỉ cần đến 10.
Tương tự như vậy, khi vào trong môi trường làm việc, sẽ có một số vị trí có năng lực ban đầu sẽ yêu cần mức độ thành thạo tăng dần, nhưng sau đó khi lên các bậc thợ cao hơn thì yêu cầu mức độ thành thạo năng lực giảm dần (vì không cần nhiều nữa).
4. Tổng kết:
Sự biến thiên của năng lực theo bậc thợ lành nghề có các trường hợp sau:
- Trưởng hợp 1: Bậc thợ lành nghề càng cao thì các năng lực theo bậc thợ sẽ tăng mức độ thành thạo.
- Trưởng hợp 2: Vị trí thay đổi (từ chức danh nhân viên lên chức danh quản lý), năng lực chuyên môn sẽ bị loại bỏ và thêm vào đó năng lực quản lý.
Ví dụ trong hình là khung năng lực vị trí TP HCNS. Các năng lực chuyên môn đã bị thay thế bởi các năng lực quản lý. Điều này có nghĩa là trong thực tế, năng lực chuyên môn của vị trí trưởng phòng có thể sẽ bị đi xuống.
- Trường hợp 3: Bậc thợ lành nghề càng cao thì một số năng lực sẽ giảm mức độ thành thạo xuống (không yêu cầu cao). Ví dụ như hình "Khung năng lực người Việt Nam làm nghề tuyển dụng ở cấp độ mới vào nghề (vừa ra trường)" ở trên.
Tôi đã khảo sát các học viên và họ đều thấy hợp lý và có thể xảy ra trường hợp 3. Đúng là cám ơn trời, cám ơn anh chị đã cho Cường được sáng mắt thêm. Sự học chưa bao giờ là hết!
Up stt để lưu lại ý này!
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản
Tái bút: 4 bài này bổ sung cho nhau:
- Làm sao biết bậc thợ lành nghề x cần năng lực y với cấp (mức) độ thành thạo z?
- Các mốc để xác định mức (cấp) độ thành thạo của năng lực
- Quy luật: 4 giây - 2 phút - 72 giờ - 21 ngày - 250 tuần - 10000 giờ
- Mức độ thành thạo của năng lực có thể giảm theo độ tăng của bậc thợ lành nghề không?