Theo một nghiên cứu gần đây, yếu tố con người đóng góp tới 80% vào sự thành công của doanh nghiệp. Để khai thác tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực, các nhà quản trị nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà quản trị nhân sự cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để phát triển và dẫn dắt đội ngũ. Trong bài viết này, cùng Blognhansu khám phá 6 kỹ năng cần thiết trong QTNS nhé.
1. Kỹ năng chuyên môn về hành chính và quản trị nhân sự
Các công việc hành chính là không thể thiếu trong phòng Nhân sự. Những nhiệm vụ có thể kể đến như xử lý hồ sơ giấy tờ, quản lý chấm công, quản lý tài sản thiết bị... Sở hữu kỹ năng chuyên môn hành chính tốt, người làm nhân sự sẽ trở nên vững vàng trên hành trình phát triển nghề nghiệp của mình.
Kiến thức chuyên môn về quản trị nhân sự/quản lý nguồn nhân lực sẽ củng cố nhiều kỹ năng và năng lực nhân sự khác. HR cần phải nắm rõ chức năng nhiệm vụ, các vị trí trong phòng Nhân sự, các công việc của nhà quản lý nhân sự... Ngoài ra, sở hữu kiến thức nền tảng về giáo dục hoặc tâm lý học cũng sẽ bổ trợ cho kỹ năng chuyên môn này.
Nếu bạn gặp khó khăn và không biết tìm hiểu về kỹ năng về hành chính và quản trị nhân sự ở đâu thì có thể tham khảo: Bộ tài liệu Quản trị nhân sự. Bộ tài liệu về hệ thống Quản trị nhân sự iCPO 4.0 dành cho tất cả anh chị đang làm nghề nhân sự, có thể trả lời 90% các yêu cầu về tài liệu nhân sự không giới hạn. Cụ thể:
- 10+ Quy trình hành chính - nhân sự: quy trình đào tạo, quy trình tuyển dụng, quy trình onboarding, quy trình sa thải, …
- 100+ Mô tả công việc chuyên sâu: Marketing, kế toán, kinh doanh, sản xuất, pháp lý, …
- 50+ Bộ câu hỏi phỏng vấn nhiều vị trí: IT, kế toán, marketing, HR, …
- 10 Báo cáo mẫu nhân sự: tình hình nhân sự, đào tạo, nghỉ việc, thử việc, chi phí tuyển dụng, ...
2. Kỹ năng giao tiếp
HR chính là cầu nối giữa nhân viên và doanh nghiệp, vì vậy, giao tiếp hiệu quả chính là kỹ năng quan trọng trong quản lý nhân sự. Giao tiếp với giám đốc, trưởng phòng, nhân viên hay các bên liên quan khác nhau yêu cầu ngôn ngữ và giọng điệu khác nhau. Đó là lý do tại sao khả năng kết nối tốt với đa dạng nhóm đối tượng một cách chuyên nghiệp, giải quyết hiệu quả các khiếu nại phát sinh... là một kỹ năng cần thiết của nhà quản lý nhân sự.
Hơn thế, kỹ năng kể chuyện trong giao tiếp (Storytelling) ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với người làm nhân sự. Trong kỷ nguyên dữ liệu, các chuyên gia nhân sự cần có khả năng chuyển dữ liệu thành những câu chuyện rõ ràng, hấp dẫn và có tác động phù hợp với từng đối tượng khác nhau để đạt được hiệu quả giao tiếp.
3. Kỹ năng quản trị mục tiêu
Trong việc đưa ra các chiến lược nhân sự, kỹ năng quản trị mục tiêu trở nên đặc biệt quan trọng. Kỹ năng thiết lập, triển khai, đánh giá mục tiêu theo hệ thống BSC-KPI hay OKRs không chỉ giúp bộ phận nhân sự hoạt động hiệu quả hơn mà còn giúp các bộ phận khác có cái nhìn rõ ràng về giá trị của HR trong tổ chức.
4. Kỹ năng xây dựng và triển khai chiến lược nhân sự
Trong bối cảnh kinh tế hiện đại và tình hình kinh doanh không ngừng biến đổi, khả năng tư duy chiến lược là một trong những lợi thế lớn của HR. Khả năng này sẽ bao gồm việc xác định các cơ hội và thách thức để đưa ra chiến lược phù hợp. Từ đó, giúp doanh nghiệp luôn vững vàng trước những biến động và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường đây khốc liệt.
5. Kỹ năng phân tích và báo cáo
Khi biết cách phân tích các số liệu nhân sự quan trọng như tính lương thưởng, phúc lợi, số liệu về tính chuyên cần, tỷ lệ nghỉ việc (turnover rate), mức độ gắn kết… thì năng lực của người làm nhân sự sẽ được nâng cao. Điều này liên quan đến việc sử dụng Excel hoặc các phần mềm nhân sự khác để đưa ra phân tích và dự báo.
Kỹ năng yêu cầu khả năng tạo, đọc, trực quan hóa và giải thích các báo cáo nhân sự bằng cách sử dụng dữ liệu đã phân tích. Thông qua các báo cáo về các số liệu chính quan trọng, HR có thể tư vấn tốt hơn cho nhà quản trị và nhân viên để đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.
6. Kỹ năng đào tạo
Kỹ năng đào tạo thường chỉ có ở một chuyên viên Training, L&D hoặc các nhà quản lý. Tuy nhiên, sẽ là một lợi thế lớn nếu nhân sự sở hữu kỹ năng này. Công tác đào tạogiúp đội ngũ nhân viên nâng cao năng lực, phát huy hết năng lực, từ đó nâng cao hiệu quả của toàn bộ tổ chức.
Lời kết
Có thể thấy, kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản trị nhân sự. Việc sở hữu 6 kỹ năng kể trên sẽ giúp nhà quản trị nhân sự không chỉ giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên được đánh giá cao và có cơ hội phát triển bản thân.